WHO cập nhật 5 vaccine COVID-19 được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Danh sách của WHO cũng là điều kiện tiên quyết để cung cấp vaccine cho Sáng kiến COVAX

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vaccine phòng COVID-19

Dịch COVID-19: Hơn 580.000 người được tiêm vaccine

Hơn 425.000 người được tiêm vaccine COVID-19

Phòng dịch COVID-29: Ra mắt Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng

Cập nhật vaccine COVID-19 được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật vaccine Moderna COVID-19 (mRNA 1273) vào danh sách các loại vaccine COVID-19 được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Như vậy, tới nay, 5 loại vaccine trong danh sách này bao gồm: Vaccine Pfizer/BioNtech, AstraZeneca-SK Bio, Viện huyết thanh của Ấn Độ, Janssen và vaccine Moderna COVID-19.

Điều này cho phép các quốc gia xúc tiến sự chấp thuận theo quy định của riêng họ để nhập khẩu và quản lý vaccine COVID-19.

Vaccine Moderna COVID-19 đã được Nhóm Cố vấn Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của WHO xem xét. Theo đó, các chuyên gia trong nhóm đã đưa ra các khuyến nghị về việc sử dụng vaccine này cho tất cả các nhóm tuổi từ 18 trở lên.

Vaccine Moderna COVID-19 đã được WHO chấp thuận dùng trong trường hợp khẩn cấp

Vaccine Moderna COVID-19 là loại vaccine được sản xuất dựa trên mNRA. Các chuyên gia của SAGE đánh giá hiệu quả điều trị của vaccine này là 94,1%, dựa trên thời gian theo dõi trung bình trong 2 tháng.

Vaccine được cung cấp dưới dạng hỗn dịch đông lạnh ở (-25oC) đến (-15oC) trong lọ đa liều. Các lọ có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 - 8°C trong tối đa 30 ngày trước khi ngừng sử dụng liều đầu tiên.

Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Moderna vào ngày 18/12/2020. Giấy phép tiếp thị có giá trị trên toàn Liên minh Châu Âu đã được Cơ quan Thuốc Châu Âu cấp vào ngày 6/1/2021.

Hiệu quả của một số loại vaccine COVID-19 được WHO công nhận

Theo nghiên cứu mới đây của Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE), một liều vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca có thể làm giảm gần một nửa sự lây truyền của virus trong cùng một hộ gia đình - nơi “có nguy cơ cao” về khả năng lây truyền theo đánh giá của nhiều chuyên gia. Đồng thời, tiêm 2 loại vaccine trên cũng có thể làm giảm 60 - 65% nguy cơ phát triển các triệu chứng nếu không may mắc COVID-19.

Theo nghiên cứu này, những người bị nhiễm virus 3 tuần sau khi nhận một liều vaccine sẽ giảm 38 - 49% nguy cơ truyền virus cho các thành viên khác trong gia đình (so với những người chưa được tiêm chủng).

Mức độ bảo vệ này, được quan sát vào khoảng ngày thứ 14 sau khi tiêm chủng. Kết quả tương tự nhau, bất kể độ tuổi của người được tiêm chủng hay của các thành viên trong gia đình.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 57.000 người từ 24.000 gia đình có một người được tiêm chủng khi có kết quả dương tính và so sánh họ với gần 1 triệu người tiếp xúc với những người chưa được tiêm chủng.

Theo Matt Hancock, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh: “Đây là một tin tuyệt vời. Chúng tôi đã biết rằng vaccine cứu sống nhiều người và nghiên cứu toàn diện nhất được tiến hành trong điều kiện thực tế này cũng cho thấy chúng làm giảm sự lây truyền của loại virus chết người”.

Từ ngày 8/3/2021, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca đã chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam. Tính tới ngày 5/5/2021, tổng số người được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam là 585.539 người.

Những đối tượng được tiêm là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19; Các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết; Thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; Các lực lượng công an, quân đội…

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội