Bí quyết sống khỏe trong “Cơ thể ta đã hai triệu năm”

"Cơ thể ta đã hai triệu năm" giúp mở rộng góc nhìn về sức khỏe

Tránh xa hóa chất có giúp phòng ngừa bệnh tự miễn?

Lợi khuẩn có thể cải thiện triệu chứng của bệnh tự miễn?

6 thực phẩm sẵn có giúp hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn

Sang chấn tâm lý, stress nặng dễ mắc bệnh tự miễn

Từ góc nhìn của Y học tiến hóa

Yongchul Kwon là một tác giả người Hàn Quốc, đồng thời là một bác sỹ theo chuyên ngành Y học tiến hóa. Sau khi theo học ngành y tại Hàn Quốc và Canada, tác giả Kwon thử sức với việc kinh doanh và viết sách, đồng thời chia sẻ các bài giảng của mình tại nhiều trường Đại học nổi tiếng tại Hàn Quốc.

Yongchul Kwon, tác giả "Cơ thể ta đã hai triệu năm"

Có lẽ người dịch đã mượn ý tưởng từ bài hát “Hai triệu năm” của ca sỹ Đen Vâu để mô tả khái niệm “nguyên thủy” mà Yongchul Kwon nhắc tới. Người đứng thẳng (Homo erectus) được xem là loài người đầu tiên, với chứng cứ hóa thạch sớm nhất có niên đại 1,8 triệu năm trước.

Cơ thể ta đã hai triệu năm là một trong 2 cuốn sách đầu tay của tác giả Yongchul Kwon. Với tựa gốc “Cơ thể chúng ta vẫn còn nguyên thủy”, tác giả muốn cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn mới về cách chăm sóc sức khỏe trong xã hội hiện đại.

Mở đầu cuốn sách, ông giới thiệu rằng: “Ngày nay, chúng ta không thể chăm sóc sức khỏe đúng cách không phải vì thiếu thông tin, ngược lại, có nhiều trường hợp do có quá nhiều thông tin mà gây hại cho sức khỏe”. Cách tiếp cận của Yongchul Kwon rất đơn giản: Hãy học tập những cơ chế sinh tồn và tiến hóa đã giúp các loài sinh vật và người nguyên thủy thoát khỏi tuyệt chủng.

Trước đây, khoa học tin rằng geen di truyền của con người là bất biến, chúng ta phải chấp nhận bị bệnh do gene quyết định. Sự ra đời của bộ môn di truyền học biểu sinh đã phá vỡ quan niệm này. Yongchul Kwon giới thiệu cho bạn đọc khái niệm “công tắc gene”, tức tình trạng gene di truyền có thể được “bật” hoặc “tắt” tùy theo môi trường xung quanh. Khái niệm này xuyên suốt cả cuốn sách, do đó, để hiểu hơn về công tắc gene di truyền, bạn đọc hoàn toàn có thể bắt đầu từ phần Bốn của cuốn sách.

Phần Một: Tại sao cơ thể chúng ta đột nhiên suy nhược?

Trong phần một của Cơ thể ta đã hai triệu năm, tác giả chỉ ra bất cập của việc điều trị các căn bệnh thời hiện đại bằng phương pháp “công thức” rời rạc. Ví dụ, khi bị viêm da dị ứng, nhiều người sử dụng thuốc chống viêm để giảm triệu chứng ngứa ngáy hoặc phát ban. Theo Yongchul Kwon, việc này “giống như khi chuông báo cháy reo, chúng ta không đi dập lửa mà lại tắt chuông báo cháy”. Việc làm quan trọng hơn là tìm ra nguồn gốc gây dị ứng, sâu xa hơn là sức khỏe hệ miễn dịch của chúng ta.

Cuốn sách cung cấp cho độc giả thông tin đa chiều trong lĩnh vực sức khỏe

11 chương trong phần Một đã giải mã cơ chế của một số căn bệnh thời hiện đại: Tăng huyết áp, chứng mệt mỏi mạn tính, tình trạng suy giảm và mất cân bằng hệ miễn dịch, lão hóa, ung thư, bệnh miễn dịch, suy giảm trí nhớ. Yongchul Kwon lý giải chúng bằng cách đối chiếu với cơ chế tiến hóa và thích nghi của nhiều loài động vật, cũng như tổ tiên của chúng ta. Bạn có biết, trạng thái căng thẳng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp trong thời hiện đại, là phương pháp thích nghi sinh tồn của người nguyên thủy trong những cuộc đi săn?

Tác giả Cơ thể ta đã hai triệu năm dành 6 chương trong phần Một để giải thích về các loại vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch, cũng như cách để con người thích nghi và “chung sống” hòa bình với chúng. Đồng thời, ông cũng có góc nhìn thú vị về lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh ung thư và các dấu hiệu lão hóa của cơ thể (như loãng xương, suy giảm trí nhớ).

Lý thuyết được sử dụng trong Cơ thể ta đã hai triệu năm có thể gây mâu thuẫn với quan niệm điều trị và chăm sóc sức khỏe của nhiều người. Tuy nhiên, tác giả tin rằng, khi hiểu những nguyên tắc thích nghi cơ bản, chúng ta có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với thể chất và môi trường sống của mình.

Cuốn Cơ thể ta đã hai triệu năm do Thái Hà Book phát hành.

Giá bìa: 79.000 đồng.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa