Google Doodle vinh danh nữ bác sỹ xóa bỏ bệnh phong ở Pakistan

Hình ảnh Bác sỹ Ruth Pfau đang chăm sóc một bệnh nhân phong khi mặt trời khuất sau lưng (Ảnh: Google Doodle)

Google search: Công cụ "tiết lộ" tình trạng sức khỏe quốc gia

8 câu hỏi về sức khỏe được tìm kiếm nhiều nhất trên Google

Google chinh phục bệnh đái tháo đường

Thiết bị vòng đeo giúp theo dõi sức khỏe của Google

Bác sỹ Ruth Pfau sinh ngày 9/9/1929 tại Đức. Sau khi chứng kiến cảnh tượng tại một trại phong ở Pakistan, bà đã phải thốt lên: “Tôi không thể tin rằng con người có thể sống trong điều kiện như vậy”.

Được biết, trong quá trình đi tới Ấn Độ, bà đã bị mắc kẹt ở Pakistan vì vấn đề thị thực. Ruth Pfau đã có một chuyến thăm làm thay đổi cuộc đời tại phòng khám bệnh phong Marie Adelaide (Karachi, Pakistan).

Cảnh đời của những bệnh nhân sống sót trong trại phong ngày ấy đã thôi thúc Ruth Pfau trở thành một nữ tu khi mới chỉ 29 tuổi đầu. Bà đã rơi nước mắt khi chứng kiến một nam bệnh nhân 30 tuổi phải trườn sát trên sàn nhà vì cụt tay, cụt chân - một trong những biến chứng khủng khiếp của bệnh phong.

Bác sỹ Ruth Pfau qua đời năm 2017 vì căn bệnh đường hô hấp, hưởng thọ 87 tuổi

Sau đó, bà đã phát động gây quỹ để nâng cấp các phòng khám và bắt đầu xây dựng một mạng lưới gồm hơn 150 trung tâm y tế hiện đại, bao gồm các đơn vị vật lý trị liệu, xưởng sản xuất tay chân giả và nhà ở cho người khuyết tật vì bệnh phong.

Năm 1965, nữ bác sỹ này cũng bắt đầu khóa học Chuyên viên kỹ thuật Bệnh phong đầu tiên của Parkitan để chống lại sự kỳ thị và tẩy chay những bệnh nhân phong.

Những nỗ lực của Ruth Pfau đã mang lại kết quả tuyệt vời trong việc chống lại bệnh phong ở Pakistan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố căn bệnh này đã được kiểm soát ại Pakistan vào năm 1996, sớm hơn rất nhiều so với các quốc gia khác ở châu Á.

Nhờ vậy, Ruth Pfau đã nhận được vô số lời tán dương, được nhân dân Pakistan và quốc tế ca ngợi. Người ta còn trìu mến gọi bà là “Mẹ Teresa”.

Bệnh phong không hề đáng sợ

Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi, cùi hay bệnh Hansen, do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần.

Trong xã hội Việt Nam, người bị nhiễm bệnh trước đây thường chịu thành kiến sai lầm, chịu sự hắt hủi, xa lánh thậm chí bị ngược đãi. Thực ra bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở) như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân.

Các thể phong nhẹ khác như phong bất định, phong củ ít có khả nǎng lây hơn nhiều.

Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2 - 3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.

Hiện có nhiều loại thuốc điều trị rất có hiệu quả. Trong đó khi dùng thuốc Rifampicine sau 5 ngày sẽ hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn tới 99,9%.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa