Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Người nghèo có bị ảnh hưởng?

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Người nghèo có bị ảnh hưởng?

"Công bằng" giá dịch vụ y tế giữa các vùng

Một chính sách, "cả họ được nhờ"!

Hà Nội nói "tăng giá dịch vụ y tế ít ảnh hưởng tới người dân"

Sẽ thống nhất giá dịch vụ y tế giữa các hạng bệnh viện

Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tới đây sẽ không ảnh hưởng đến các đối tượng cần được đảm bảo an sinh xã hội.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Nam Liên- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin về điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Theo đó, Bộ Y tế cho biết trong năm nay, giá dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình trước năm 2016.

Tăng đầu tư cho các đối tượng tham gia BHYT

Theo ông Nguyễn Nam Liên,giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ phải bao gồm 7 yếu tố chi phí gồm: Chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; chi phí tiền lương, phụ cấp; chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; chi phí khấu hao nhà cửa; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, giá dịch vụ y tế hiện nay mới tính một phần chi phí trực tiếp (3/7 yếu tố trực tiếp), do đó mỗi đơn vị thuộc bộ, ngành và mỗi địa phương có một bảng giá khác nhau nên giá thanh toán của BHYT đối với các bệnh viện cùng hạng (cùng trình độ, cơ sở vật chất, kỹ thuật...) khác nhau gây bất bình đẳng trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế... Chính vì vậy, Bộ Y tế đa đặt ra mục tiêu đến sau năm 2018, giá dịch vụ y tế sẽ được tính đủ chi phí.

Theo ông Liên, khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa. Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ BHYT thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT). Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ bảo hiểm y tế và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng.

Việc tính đủ giá dịch vụ y tế sẽ đưa giá dịch vụ y tế về đúng giá trị thật, sẽ khuyến khích người dân tham gia BHYT.

“Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ không có tác động đến người nghèo. Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người có công với cách mạng và thân nhân, trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng. Đối với người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và hiện nay có đến 40% số hộ cận nghèo có thẻ bảo hiểm y tế. Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; Bộ Y tế cũng đã huy động 1 số dự án ODA để hỗ trợ cho hộ cận nghèo để phấn đấu 100% hộ cận nghèo được tham gia bảo hiểm y tế. Đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT chi trả 95% chi phí”, ông Nguyễn Nam Liên nhấn mạnh.

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công theo ba mức: mức giá tính đủ tiền lương; mức giá tính đủ tiền lương và chi phí quản lý; mức giá tính đủ tiền lương chi phí quản lý và khấu hao tài sản. Trên cơ sở đó phân loại đơn vị để thực hiện theo ba mức giá cho phù hợp.

Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015 quy định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong đó đã quy định lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo ba giai đoạn: Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; Giai đoạn thứ hai đến năm 2018, tính dủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định; Giai đoạn thứ ba đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Như vậy, trong năm nay, giá dịch vụ y tế sẽ tếp tục được điều chỉnh, tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp. Theo thông tin từ Bộ Y tế, giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ thì phải bao gồm 7 yếu tố chi phí: chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; Chi phí điện, nước, xử lý chất thải; Chi phí duy tư, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; Chi phí tiền lương, phụ cấp; Chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; Chi phí khấu hao nhà cửa; Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Theo phân tích của PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, hiện nay một số giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp (tức là chưa được tính đúng, tính đủ). Việc điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ hơn hiện nay chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Theo ông Khuê, trên thực tế, các chi phí như lương của nhân viên y tế chưa được chi trả, do vậy đã ảnh hưởng đến sự tâm huyết và mức độ cống hiến của nhân viên y tế, không đủ chi phí để tái đầu tư sức lao động, bệnh viện không đủ kinh phí để bổ sung biên chế phù hợp với định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế. Do vậy, việc điều chỉnh giá viện phí chắc chắn sẽ có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý