Thành lập trung tâm đột quỵ chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam

Hệ thống DSA tích hợp chụp CT được trang bị tại trung tâm đột quỵ S.I.S

Dự đoán nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong bằng sức mạnh kẹp tay

Đột quỵ não: Bệnh không loại trừ ai

Thuốc hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi

Nắng nóng - “bạn đồng hành” của đột quỵ

Ngày 28/5, tại TP.HCM, Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp đột quỵ S.I.S (Trung tâm S.I.S) đạt chuẩn quốc tế đã chính thức được đưa vào hoạt động. Đây có thể xem như hoạt động “tiên phong” hướng đến xã hội hóa trong chăm sóc và điều trị đột quỵ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Phúc An Khang (TP.HCM, quy mô 1000 giường) đã chính thức thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Cấp cứu và Can thiệp đột quỵ S.I.S (Trung tâm S.I.S) với quy mô 200 giường (có khả năng mở rộng tùy theo nhu cầu thực tế). Trung tâm đột quỵ S.I.S được trang bị đầy đủ các chuyên khoa hỗ trợ (chẩn đoán hình ảnh, nội thần kinh, ngoại thần kinh, can thiệp mạch máu...) và đáp ứng được việc can thiệp, phẫu thuật kịp thời và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân đột quỵ trong thời gian sớm nhất (3h là “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ - PV). TS. Cường cho biết, để làm được điều này, Trung tâm S.I.S cũng đã trang bị hệ thống máy DSA chuyên dụng có thể chụp được mạch máu não tái tạo theo không gian 3 chiều, công nghệ dẫn đường 3D (3D Roadmap). Đặc biệt, hệ thống máy DSA này được tích hợp tính năng chụp được CT với độ phân giải cao, đồng thời chụp được các mạch máu não ở mọi góc độ với hình ảnh rõ ràng nhất để giúp chẩn đoán được mức độ đột quỵ, đưa ra hướng can thiệp và tiên lượng sống còn của bệnh nhân đột quỵ. Theo tìm hiểu, đây là hệ thống DSA thuộc thế hệ hiện đại nhất và cũng là hệ thống đầu tiên được lắp đặt ở khu vực Đông Nam Á.

Ứng dụng hệ thống máy DSA thế hệ mới này TS Trần Chí Cường cho biết, Trung tâm vừa điều trị thành công ngoạn mục cho bệnh nhân nữ 50 tuổi bị “khối u” dị dạng phình mạch bẩm sinh tên Nguyễn Thị Kim H, (ngụ Mỹ Tho, Tiền Giang)

TS.BS Trần Chí Cường cho biết khối dị dạng phình mạch đã được khống chế và bệnh nhân sẽ được phẫu thuật thẩm mỹ cắt “khối u” (ảnh lớn). Kích thước mạch máu bị phình trong não của bệnh nhân lớn hơn 4cm, gấp 20 - 40 lần mạch máu thường (ảnh nhỏ)

Chị H. bị biến dạng mặt vì phình mạch máu não
 Theo bệnh án, Chị H., bị khối dị dạng phình mạch máu não, làm biến dạng vùng hàm mặt khiến toàn bộ gương mặt trở nên “méo mó” suốt 40 năm. Nhiều lần bệnh nhân bị chảy máu khối phình vì nằm ngủ hay sinh hoạt gây chèn ép, va chạm vào khối u. Gần đây, bệnh nhân liên tục kêu đau tai và có “âm thổi” trong tai do áp lực dòng máu chảy mạnh trong khối dị dạng phình mạch.
 Hình ảnh được chụp bởi máy DSA cho thấy có hơn 20 mạch máu trong cơ thể và 6 mạch máu não bị dị dạng. Đặc biệt, có những mạch máu bị phình ra đường kính lớn hơn 4cm. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể có nguy cơ tử vong do đột quỵ xuất huyết não (vỡ mạch máu não) hoặc vỡ bên ngoài da sẽ gây tình trạng chảy máu không cầm được.
 Bệnh nhân đã được can thiệp nội mạch để chặn không cho các mạch máu tiếp tục bơm máu vào khối u. Hiện trên 90% các mạch máu dị dạng và khối dị dạng đã xẹp đáng kể, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và có thể sớm được phẫu thuật thẩm mỹ cắt bỏ khối dị dạng ở vùng mặt.
 Theo BS. Cường, tỷ lệ bệnh nhân bị dị dạng mạch máu chỉ chiếm khoảng 0,14% và tỷ lệ sống còn là 50/50.
TS. Cường dự báo, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ ở nước ta sẽ gia tăng nhanh hơn trong những năm tới do sự già hóa dân số, làm tăng tỷ lệ người cao tuổi và người có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì... Bên cạnh đó, đột quỵ cũng có xu hướng trẻ hóa do áp lực cuộc sống, stress, mất ngủ, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ô nhiễm môi trường... ngày càng tăng lên.
Chính vì sự gia tăng của bệnh cũng như những hậu quả nặng nề mà người bệnh phải gánh chịu, TS Cường nhận định, đột quỵ chính là “sát thủ thầm lặng” và mỗi người cần có chiến lược phòng ngừa từ sớm và kiểm soát tốt các nguy cơ. Đồng thời ngành y tế, cần có chính sách ưu tiên để khuyến khích xã hội hóa trong chăm sóc và điều trị đột quỵ để giảm quá tải, nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Đánh giá về vai trò của việc thành lập các trung tâm đột quỵ đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam, một chuyên gia hàng đầu về can thiệp đột quỵ tại TPHCM chia sẻ, hiện trên thế giới, rất nhiều nước như Nhật, Canada, Mỹ, Singapore... có hẳn các bệnh viện, trung tâm đột quỵ lớn và có sự phối hợp các chuyên khoa của các bệnh viện rất tốt trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đột quỵ. Vị này cũng cho hay Việt Nam mới chỉ có các đơn vị đột quỵ nằm trong các bệnh viện lớn tại Hà Nội, TP.HCM nhưng số lượng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tayvà việc chăm sóc, điều trị còn rất nhiều hạn chế và chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị toàn diện của bệnh nhân đột quỵ.

Trên thực tế, không ít các bệnh viện công và cả tư nhânđều rất “ngại” khi phải đầu tư (nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị) cho một chuyên khoa “khó nhằn” như đột quỵ. Điều này cũng phần nào khiến cho việc can thiệp hạn chế tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nước ta còn chưa cao (50% các trường hợp bị tử vong, so với thế giới là 30%).

Trong khi đó, tại Việt Nam, hàng năm số bệnh nhân bị đột quỵ nhập viện không ngừng gia tăng với khoảng 200.000 người mắc mới. Hơn 90% bệnh nhân đột quỵ sống sót mắc các di chứng về vận động, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày… Nếu năm 2005, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM) tiếp nhận 1.210 bệnh nhân đột quỵ thì năm 2013 con số này lên tới 7.923 bệnh nhân. Tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, cứ 650 người nhập viện thì có 400 người bị đột quỵ.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn