Lịch trình khám phá làng cổ Đường Lâm – xem show “Tinh Hoa Bắc Bộ”

Làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ nguyên nét kiến trúc Bắc Bộ xưa - Ảnh: FB Nina May

Hà Giang du ký

Gợi ý 5 bãi biển đẹp tại Hà Tĩnh

Cẩm nang khám phá “thiên đường mây” Tà Xùa

Những điểm du lịch mới ở Dubai đang chờ bạn khám phá

7h00: Xuất phát từ nội thành Hà Nội, du khách có thể tới Đường Lâm bằng các phương tiện xe máy, xe ô tô, xe buýt hoặc xe khách.

8h30: Tham quan, chiêm bái chùa Khai Nguyên. Chùa Khai Nguyên có kiến trúc truyền thống với không gian thờ tự trang nghiêm. Khuôn viên chùa còn thu hút du khách với không gian xanh mát của hồ nước nên thơ và lầu gác mô phỏng hình dáng chùa Một Cột. Điểm nhấn đặc sắc của chùa Khai Nguyên còn đến từ bức tượng Đức Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, với chiều cao 72m và đường kính bệ tượng lên đến 1.200m2. 

Bức tượng Đức Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á tại Chùa Khai Nguyên - Ảnh: nld.com

Bức tượng Đức Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á tại Chùa Khai Nguyên - Ảnh: nld.com

10h00: Tham quan làng cổ Đường Lâm. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành, bình yên của làng quê Việt Nam.

Cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ, quay về hướng Đông Nam. Khác với các ngôi làng khác ở Bắc Bộ, cổng làng này mang hình dáng ngôi nhà hai mái, nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh là cây đa có tuổi đời hơn 300 năm. Du khách có thể tự do chụp ảnh, checkin tại cổng làng với cây đa, bến nước, ao sen... những cảnh quan còn nguyên vẹn từ thuở ban sơ.

Dọc theo con đường làng được lát gạch sạch sẽ, giữa những bức tường đá ong màu vàng sậm đưa du khách tới tham quan đình Mông Phụ. Đình làng Mông Phụ nằm ở trung tâm làng cũng rất khác lạ. Ngôi đình không có tường bao, thay vào đó là những hàng lan can thông thoáng, thuận tiện cho sinh hoạt cộng đồng. Theo người dân địa phương, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng. Đầu rồng chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ. Ngôi đình được xây dựng vào năm 1684 (đời vua Lê Hy Tông). Từ khu vực trung tâm này, những con đường lát gạch đỏ au toả đi đến các xóm nhỏ.

Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường - Ảnh: sovhtt.hanoi

Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường - Ảnh: sovhtt.hanoi

Cũng nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ Đường Lâm là Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh. Di tích được xây dựng từ đời Tự Đức, có diện tích 400m2, thờ Thám hoa Giang Văn Minh để tưởng nhớ công lao to lớn của ông với dân tộc. Trong nhà thờ, vẫn lưu giữ được những di vật quý như câu đối, bia đá, lư hương, đỉnh đồng...

12h30: Du khách ăn trưa tại nhà cổ. Thưởng thức các đặc sản: rượu nếp, chè lam, bánh tẻ và các món ăn dân dã địa phương.

Đến Sơn Tây, nhất định phải ăn bánh tẻ Phú Nhi nổi tiếng - Ảnh: vietnam.vnanet

Đến Sơn Tây, nhất định phải ăn bánh tẻ Phú Nhi nổi tiếng - Ảnh: vietnam.vnanet

13:30: Tham quan chùa Mía – còn được gọi là Sùng Nghiêm tự. Điểm nổi bật trong ngôi chùa là hệ thống tượng Phật vô cùng đặc sắc, phong phú về hình dáng và số lượng, được điêu khắc sinh động dưới bàn tay của những nghệ nhân tinh xảo.

Chùa Mía có hiệu là “Sùng Nghiêm Tự“ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 45km về phía Đông - Ảnh: justfly.vn

Chùa Mía có hiệu là “Sùng Nghiêm Tự“ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 45km về phía Đông - Ảnh: justfly.vn

15:00: Từ chùa Mía du khách lên xe di chuyển ra Đền thờ vua Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương. Đền thờ vua Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi nhưng ở Đường Lâm là nơi có quy mô lớn nhất. Nằm nép mình dưới những tán cây cổ thụ, đền thờ gây ấn tượng bỏi vẻ đẹp thanh tịnh của mái ngói rêu phong, trầm mặc theo thời gian.

Đền thờ vua Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi, trong đó ở Đường Lâm đền thờ có quy mô lớn nhất - Ảnh: kinhtedothi.vn

Đền thờ vua Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi, trong đó ở Đường Lâm đền thờ có quy mô lớn nhất - Ảnh: kinhtedothi.vn

Cách Đền thờ Phùng Hưng không xa, chỉ khoảng 500m về phía bên trái là Đền thờ và Lăng vua Ngô Quyền. Quần thể kiến trúc ngôi đền vẫn giữ được ngôi đền cổ kính xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài. Bên trong đền vẫn còn hai cọc gỗ do vua Ngô Quyền sử dụng để đánh quân Nam Hán, làm nên chiến thắng lẫy lừng lịch sử. 

Đền thờ vua Ngô Quyền tại Đường Lâm - Ảnh: baophapluat.vn

Đền thờ vua Ngô Quyền tại Đường Lâm - Ảnh: baophapluat.vn

Lăng vua Ngô Quyền cách đền khoảng 100m, được xây dựng vào năm 1874, thiết kế theo kiểu nhà bia, có mái che, cao khoảng 1.5m. Điều đặc biệt là nơi đây vẫn còn được 18 rặng duối ngàn tuổi, tương truyền là khi xưa vua Ngô Quyền đã buộc voi, ngựa ở đó, ngày nay đã được công nhận là "Cây di sản cấp quốc gia".

16h30: Di chuyển tới chùa Thầy để tham quan. Tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội), chùa Thầy là ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi mang nét kiến trúc cổ kính nhất Hà Nội. Chùa được xây dựng theo kiểu  kết hợp “ tiền Phật, hậu Thánh”, đánh dấu sự kết hợp cả vương quyền, thần quyền (cả Phật giáo và Đạo giáo) và các tín ngưỡng dân gian toát lên vẻ linh thiêng, thanh tịnh.

Chùa Thầy với khung cảnh non nước, hữu tình - Ảnh: VnExpress

Chùa Thầy với khung cảnh non nước, hữu tình - Ảnh: VnExpress

18h00: Du khách có thể ăn tối với các món ăn đặc sản địa phương như gà đồi Đông Yên, thịt quay làng Cấn, dê thui, miến làng So tại các nhà hàng nổi tiếng tại địa phương như Dạ Viên Quán ở thị trấn Quốc Oai, nhà hàng Phủ Quốc, Ngựa Quán, Thêu Quyết ở xã Sài Sơn.

19h15: Xem show “Tinh hoa Bắc Bộ” – vở diễn thực cảnh đáng xem nhấy Việt Nam. Show diễn mang đến cho khán giả một hành trình khám phá về thiên nhiên và đời sống tinh thần phong phú của người dân Việt Nam tại vùng châu thổ sông Hồng. Từ thi ca, hoạ nhạc đến Phật giáo và tín ngưỡng, cuộc sống sinh động trên bến dưới thuyền, sĩ tử đèn sách và các hoạt động lễ hội đều được tái hiện rất sinh động.

Show diễn Tinh Hóa Bắc Bộ là vở diễn thực cảnh lớn nhất Việt Nam - Ảnh: FB Tinh Hoa Bắc Bộ

Show diễn "Tinh Hóa Bắc Bộ" là vở diễn thực cảnh lớn nhất Việt Nam - Ảnh: FB Tinh Hoa Bắc Bộ

Chúc độc giả có chuyến đi chơi vui vẻ, an toàn!

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ