Đầu năm nhiều người đến chùa cầu an, đó là một nét đẹp của văn
hóa truyền thống. Nhưng để cầu an có hiệu ứng tâm linh theo đúng chánh pháp, thiết nghĩ cần tăng
cường hoằng pháp ngay chính tại các buổi lễ cầu an để phật tử và những người yêu mến đạo Phật hiểu
được ý nghĩa của lễ cầu an đầu năm.
Bức ảnh sau gồm hàng ngàn người tràn ra đường, tận dụng cả giải
phân cách giữa đường làm nơi hành lễ. Những anh cảnh sát giao thông phải rất vất vả điều tiết giao
thông để không xảy ra tai nạn.
Biển người tại lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh - Ảnh: Quý Đoàn/Vnexpress.net
Biển người tại lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh - Ảnh: Quý Đoàn/Vnexpress.net
Theo quan sát của chúng tôi, tại rất nhiều khóa lễ cầu an diễn ra
tại các chùa, nhiều người ngồi đợi chờ Thầy chủ lễ đọc đến tên mình mà không chú ý xem khóa lễ như
nào, thậm chí còn có cả người nghe thầy đọc đến tên mình dù phải đợi cả tiếng đồng hồ là bắt đầu ra
về, hay xì xào nói chuyện riêng.
Thiết nghĩ, phải chăng thời gian tuyên sớ và lễ dài đến hàng
tiếng đồng hồ như vậy, thì thay vào đó là thời pháp hướng dẫn, chỉ bảo mỗi người, muốn bản thân
mình được bình an phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ
mọi người, sống an trụ, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại, để được an lạc
trong thân tâm, trong cuộc sống hằng ngày!
Nếu chúng ta sống buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, không làm
các điều thiện, trái lại rơi vào con đường tội lỗi thì dù có cầu nguyện bao nhiêu cũng không thể an
ổn được!
Ước nguyện những điều bình an, hạnh phúc của mỗi người là điều
chính đáng. Vấn đề cơ bản là chúng ta hành động ra sao, tự vận hành thế nào để đạt được những điều
chúng ta ước nguyện!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức
Bình luận của bạn