Người già thường hay bị nghẹn khi ăn
Xử trí nghẹn ở người cao tuổi
Nghẹn thịt bò mà không hay biết
Lú lẫn ở người già và cách chữa trị?
Người già sống lâu: Tránh xa thói quen xấu!
Trả lời:
PGS. TS Phạm Thúc Hạnh - Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, cho biết:
Chào bác! Nghẹn là triệu chứng thường gặp ở người già, nghẹn có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nguyên nhân người già hay bị nghẹn là do niêm mạc của ống tiêu hóa bị thu hẹp dẫn đến giảm sút khả năng tiếp nhận thức ăn của cơ quan này. Ngoài ra, thành biểu mô của niêm mạc răng miệng cũng mỏng hơn khi tuổi cao, lợi của người cao tuổi thường bị co rút lại, làm giảm khả năng nhai của răng (ngay cả khi răng vẫn còn nguyên). Những yếu tố này khiến cho người già nhai kém, nuốt kém dẫn đến hiện tượng nghẹn.
Người già hay bị nghẹn cũng có thể là biểu hiện của những bệnh sau:
- Có khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, đôi khi là khối u lành tính. Bệnh này hay gặp ở người già. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn, cần được xác định chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để đến giai đoạn muộn, kết quả điều trị sẽ rất hạn chế.
- Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản (thường gặp ở người trẻ và trẻ em).
- Viêm thực quản, có dị vật thực quản (hóc xương...) hoặc túi thừa thực quản.
- Khối u phế quản, khối u phổi (hay gặp ở người già), hoặc hạch to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim (hay gặp ở người trẻ)... gây chèn ép thực quản.
Nếu cảm giác nghẹn của bác chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì bác phải theo dõi xem nó có xuất hiện trở lại hay không. Nếu nuốt nghẹn xuất hiện trở lại ngày một nhiều hay mức độ tăng lên thì nên đến cơ sở y tế tìm nguyên nhân và điều trị. Bác sỹ sẽ khám và xác định chính xác nguyên nhân vì sao bác bị nghẹn. Nếu bác bị nghẹn do bệnh lý, bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Bác cũng nên lưu ý:
- Không nên ăn quá nhanh;
- Trong bữa ăn, nên tập trung, tránh cười đùa;
- Không nên nói chuyện khi ăn và mải mê suy nghĩ;
- Không mang tâm trạng bực bội vào bữa ăn vì căng thẳng, lo buồn, cáu giận làm ăn mất ngon, dễ rối loạn động tác nuốt;
- Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa hoặc cắt thức ăn thành những miếng nhỏ.
Chúc bác và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn