6 mẹo nhỏ giúp giảm stress nhanh chóng

Căng thẳng, stress ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần

7 hiệu ứng bất lợi của stress tới sức khỏe

Giảm stress bằng xoa bóp bấm huyệt

Stress: Nguyên nhân gây rối loạn chức năng sinh lý

Vượt stress ư? Hãy đối mặt!

Thiền: giảm stress và chữa bệnh

Trong cuộc sống hiện đại, dường như ai cũng đã từng ít nhiều đều gặp phải stress. Đó là những áp lực công việc, căng thẳng trong đời sống vợ chồng, lo lắng về sức khỏe… khiến bản thân luôn mệt mỏi. Nếu không kiểm soát được những căng thẳng này, chúng sẽ ảnh hưởng và tác động xấu đến sức khỏe. 

Những nguy hại của stress

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Tel Aviv (Israel), cho biết, những người làm việc có mức độ căng thẳng cao, có nhiều khả năng phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Còn nghiên cứu từ trường Đại học California (Hoa Kỳ) cũng cho thấy, các yếu tố gây ra căng thẳng có thể làm tăng hoặc thậm chí gây ra các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, chàm. 

Các nhà khoa học trường Đại học Y khoa Rochester kết luận: Những người bị căng thẳng trong công việc thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với những người khác. Không ít những nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, stress là nguyên nhân gia tăng các bệnh tim mạch, răng miệng, dạ dày, da, mắt, phổi… ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. 

Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán… của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực và ý chí vươn lên. 

Giải tỏa căng thẳng, stress

Tập thiền

Không thể phủ nhận lợi ích của thiền định trong việc giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm. Nghiên cứu mới đây tại Đại học Emory ở Atlanta cho thấy, thiền giúp con người nâng cao những nhận thức về tinh thần và kiểm soát suy nghĩ của bản thân trong khi tập trung vào hơi thở. 

Thiền giúp giảm bớt cảm giác đau đớn, giảm huyết áp và căng thẳng

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Mốt số phương pháp thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, hướng đến những suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh. Bạn hoàn toàn có thể ngồi trên ghế hoặc nằm cũng có thể hành thiền được. 

Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Sự mệt mỏi, căng thẳng suốt cả ngày dễ khiến bạn bị mất ngủ, thiếu ngủ lại khiến bạn càng thêm mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Thực tế cũng cho thấy, những người thường xuyên bị stress thường có thời gian ngủ ít hơn và giấc ngủ cũng không sâu so với những người bình thường. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC - Hoa Kỳ) cho hay, ngủ đủ giấc, 8 tiếng mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn hạn chế căng thẳng. 

Cười nhiều hơn

Nghiên cứu của Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng, khi cười, não bộ sẽ giảm hormone stress là cortisol và giảm epinephrine, gia tăng chất endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm. Bên cạnh đó, tiếng cười còn giúp xoa dịu bớt các cơn đau thể xác. 

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thể thao có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Chất này là 1 hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Nó có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan.

Tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên giải phóng endorphins - chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.

Cơ quan CDC khuyến nghị, tăng cường vận động cơ bắp, nên để các nhóm cơ chính như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay vận động bằng các bài tập phù hợp. Đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần.

Massage

Massage vừa giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, vừa ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hormone trong cơ thể. Nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Hoa Kỳ) cho thấy, sau khi được hormone 45 phút, giảm mức độ hormone stress là cortisol và giảm vasopressin - một loại hormone đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột.

Trò chuyện

Nhiều liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như 1 biện pháp kiểm soát stress nhằm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu, trong đó trò chuyện là một biện pháp tốt. Khi trò chuyện, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp: Liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp hành vi biện chứng và liệu pháp nhóm. Tuy nhiên chúng đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức