(13 giờ 50) Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn máy bay Li76 của Trung Quốc
đã vào địa phận của Việt Nam tham gia tìm kiếm, đồng thời phía bạn cũng xin phép cho thêm máy bay
TU154 tham gia tìm kiếm máy bay mất tích trong không phận Việt Nam (theo phóng viên Nam Phong từ Hà
Nội).
(13 giờ 10) Theo Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không, trong sáng nay, phía
Trung Quốc xin phép Chính phủ Việt Nam được điều động thêm 1 máy bay từ Hải Nam xuống khu vực tìm
kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Phía Việt Nam đã đồng ý cho máy bay này vào không phận tìm
kiếm.
(13 giờ) PV Nam Phong từ Hà Nội: Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham
mưu trưởng Quân đội nhân dân VN cho hay: "Độ sâu khu vực chúng ta đang hoạt động tìm kiếm là 20m
đến 50m, còn phía Vịnh Thái Lan nếu sâu hơn thì sẽ phải có các phương tiện khác. Tôi có thể tiết lộ
thợ lặn của hải quân nhân dân Việt Nam có thể lặn sâu đến 70m đến 80m, và đã từng thực hiện
lặn".
Hình ảnh từ máy bay thám biển của Cảnh sát biển CASA vừa ghi nhận và gửi về.
(10 giờ 58)Việt Nam điều vệ tinh chụp ảnh khu vực tìm kiếm máy bay mất
tích.
Ông Chu Xuân Huy, trưởng phòng Quản lý và khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh thuộc Trung tâm điều
khiển và khai thác vệ tinh nhỏ, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: Hiện vệ tinh VINASAT-1
đang bay qua khu vực đảo Thổ Chu và Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ sẽ chụp những bức
ảnh từ vệ tinh khu vực này.
(10 giờ) Phóng viên tại Trung tâm chỉ huy Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, về kế hoạch tìm kiếm ngày
11.3.
Về tàu chia làm 2 khu vực: Khu vực 1 gồm tàu
HQ954, tàu HQ 673 và SAR 413 sẽ hoạt động ở các tọa độ 08 độ 00 vĩ độ Bắc đến 103 độ 50 kinh độ
Đông. Khu vực 2 gồm có SAR 273, KN 774 và tàu CSB 2002, CSB 2003 hoạt động ở tọa độ 07 độ 00 vĩ độ
Bắc đến 103 độ 50 kinh độ Đông
Về máy bay: Hiện nay đã có 2 máy bay cất cánh,
lúc 7 giờ 30 chiếc AN 261 và lúc 8h AN 267 bay ở phía Đông đường bay máy bay bị mất tích
Tàu HQ888 sau khi kiểm tra ở phía Đông Nam mũi Ô
Cấp không phát hiện những điểm khả nghi theo thông báo của cơ quan hàng không Hồng Kông vào ngày
hôm qua. Nhận lệnh ngày hôm nay, sẽ cơ động rà soát về phía Đông Nam Cà Mau đến tọa độ 8 độ 00 vĩ
độ Bắc - 105 độ 00 kinh độ Đông. Trên đường hành trình sẽ sử dụng máy quét đa tia và các thiết bị
để quét tìm dưới đáy biển.
Căn cứ vào tình hình thực tế, chúng ta huy động 2
máy bay Casa tìm kiếm. Máy bay 1 mang số hiệu 8981, cất cánh 9 lúc 22 tìm kiếm phía Đông đảo Thổ
Chu. Máy bay 2 mang số hiệu 9882 cất cánh lúc 9 giờ 38 tìm bên phải đường bay của máy bay mất tín
hiệu.
(8 giờ
30) Sở chỉ huy tiền phương sân bay Phú Quốc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm
Quý Tiêu chủ trì cuộc họp với các ban ngành và chính quyền sở tại bàn về việc mở rộng phạm vi tìm
kiếm cứu nạn trong ngày hôm nay.
"Cho đến tối hôm qua, tàu hàng hải đã
tiếp cận khu vực nghi có mảnh vỡ ở Vũng Tàu. Kết quả vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một dấu tích gì", ông
Tiêu khẳng định.
"Cho đến giờ phút này, dù rất đau lòng
nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng không còn hy vọng về thông tin tốt lành từ chiếc máy bay xấu
số".
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu (người đứng) chủ trì cuộc họp
sáng nay.Ảnh: Trần Việt Đức
Thứ trưởng Tiêu yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang chuẩn bị sẵn sàng
cho công tác cứu hộ và chủ động ngay lập tức trong trường hợp tìm thấy xác máy bay hoặc thậm chí là
thi thể các nạn nhân.
Ngoài ra, thứ
trưởng còn yêu cầu UBND và biên phòng tỉnh phát động thông tin rộng rãi trong ngư dân, hy vọng có
người phát hiện dấu hiệu và báo cáo.
Về lực lượng
phòng không và hải quân, ông Tiêu cho biết, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban tìm kiếm Quốc Gia và Bộ Quốc
Phòng, hai lực lượng này phải tập trung cao độ, huy động tối đa mọi phương tiện vật lực cần thiết
cho cuộc tìm kiếm.
Ông Tiêu yêu
cầu không quân tiếp tục bay kiểm tra trên cơ sở đường bay ở tọa độ cũ và điều động thêm phương tiện
mở rộng tìm kiếm.
Có mặt tại
buổi họp, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh phòng không không quân cho biết: Ngày hôm qua đã
triển khai 9 chiếc máy gồm4 máy bay Antonov 26, 4 máy bay trực thăng, 1 thủy phi cơ. Sáng nay
thêm 2 máy bay Casa của cảnh sát biển sẽ cất cánh, tham gia tìm kiếm. Máy bay A56 dự kiến sẽ
bay ở tầm 3.000-5.000 m, trực thăng Mi171 sẽ bay thấp hơn. Riêng các máy bay Casa 272 vừa được điều
động sẽ mở rộng phạm vi dò tìm.
"Chúng tôi sẽ
huy động tối đa nhân lực vật lực để tích cực tìm kiếm. Nếu phát hiện được sẽ phối hợp với các đơn
vị khác và lực lượng các nước lập tức triển khai cứu hộ", ông Tuấn nói.
Cuối buổi họp,
trao đổi riêng với phóng viên Một Thế Giới, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết
vùng tìm kiếm sẽ được mở rộng thêm về phía Đông - Đông Bắc trong phạm vi 15-20.000 km2,
cách đảo Thổ Chu 300km.
Chuyến bay tìm kiếm bằng thủy phi
cơ có chở đoàn quan chức và chuyên gia vừa hạ cánh xuống sân bay Phú Quốc. Ảnh: Trần Việt
Đức
(6
giờ 30 ngày 11/3) Vào thứ hai, 10/3/2014, sự thất vọng đang bao trùm lên ngành hàng không
Malaysia và thân nhân của những hành khách mất tích. Đã ba ngày trôi qua nhưng vẫn không có thông
tin nào về hành khách và vị trí chính xác của máy bay.
Hy vọng ngày càng tiêu tan
khi các quan chức Malaysia nói rằng họ đã kiểm tra các vết dầu loang mới nhất (1 vết dài khoảng 6
dặm và 1 vết dài khoảng 9 dặm) và nó không thuộc về chiếc máy bay mất tích.
Thậm chí các vật thể được
tìm thấy gần vị trí cuối cùng của máy bay mà radar ghi nhận được cũng không cho thấy mối liên
quan.
"Sự mất tích đầy bí ẩn chưa
từng xảy ra này thực sự quá khó hiểu" - Tổng giám đốc Cục hàng không
nội địa của Malaysia Azharuddin Abdul Rahman đã phát biểu như vậy trong cuộc họp vào trưa 10/3/2014
ở Kuala Lumpur.
"Để xác nhận điều gì đã xảy ra
cho chiếc máy bay xấu số vào ngày hôm đó, chúng ta cần những bằng chứng chắc chắc. Chúng ta cần dấu
vết cụ thể. Chúng ta cần các phần của máy bay để phân tích và nghiên cứu. Chúng ta đã tìm kiếm mỗi
inch trên biển trong mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây trôi qua".
Hiện có tới hơn 40 tàu và 34
máy bay từ mười quốc gia đang tìm kiếm trong một vùng biển rộng lớn gần đảo Thổ Chu của Việt
Nam.
(19 giờ 27) Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu chủ trì buổi họp báo ngay sau khi chuyến
bay tìm kiếm vừa hạ cánh. Không Quân đã điều một trực thăng và một thủy phi cơ, Hải quân đã điều 8
tàu, 2 tàu cảnh sát biển, 2 tàu cục Hàng Hải..
"Rất buồn là chưa phát hiện được điều gì tích cực. Máy bay Singapore đã phát hiện một vật
nhưng sau khi chúng tôi trục vớt thì đó không phải là mảnh vỡ của máy bay. Trong ngày mai 11/3
chúng tôi sẽ tổ chức lực lượng tìm kiếm quy mô hơn nữa để tìm kiếm chiếc máy bay mất
tích".
Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu (giữa) nói: "Rất buồn vì hôm nay chúng tôi
chưa tìm được dấu vết của chiếc máy bay bị mất tích. Sẽ mở rộng tìm kiếm vào ngày mai". Ảnh: Trần
Việt Đứ
Ông Tiêu cho biết có nghe thông tin tìm được các mảnh vỡ ở biển Vũng Tàu. "Theo sự đánh giá
của chúng tôi máy bay của Malaysia khó mà ra đến khu vực đó", ông Tiêu nói.
Hiện nay Việt Nam đã cấp phép cho Singapore, Malaysia, Phillipines, Trung Quốc, Mỹ với tổng số
34 máy bay và hơn 40 tàu các loại. Ông Tiêu cho biết không xác nhận những thông tin từ các nguồn khác do báo chí đăng tải. "Thông
tin chính thức sẽ được chúng tôi cung cấp 1 ngày 2 lần cho báo chí", ông Tiêu nói.
Trung tâm chỉ huy tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu
nạn vừa cho biết kế hoạch tìm kiếm ngày mai, 11/3:
- Tàu tìm kiếm ở phía nam vĩ độ 8, chia thành 2 tổ.
Tổ 1 tìm kiếm từ nam vĩ độ 8 đến vị trí đã tìm kiếm ngày 10/3. Tổ 2 tìm kiếm ở phía đông khu vực
tìm kiếm ngày 9/3, mở đều ra hai bên đường bay từ điểm IGARY đến Tân Sơn nhất.
- Lực lượng Không quân tìm kiếm nam đảo thổ chu từ
vĩ độ 7 và mở rộng ra phía đông đường bay đến kinh độ 16. Đồng thời xác minh khu vực Đông Nam của
Vũng Tàu cách mũi Ô Cấp 32 hải lý.
Sơ đồ tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng tham
gia TKCN của Việt Nam. Ảnh: Nam Phong
(18 giờ 40)
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Trong báo cáo nêu rõ ngày 10.3.2014, chúng ta sử dụng 6 máy bay gồm: 3 AN 26, 02 Mi 171, 01
DHC6, bay 12 lần chuyến; 7 tàu các loại gồm: SAR 413, SAR 272, CSB 2001, CSB 2003, HQ 954, HQ 637,
KN 774 tiếp tục công tác tìm kiếm tại hiện trường, mở rộng phạm vi về hướng Tây Bắc so với khu vực
tìm kiếm hôm trước; tập trung tìm kiếm, xác minh các vật thể do máy bay phát hiện. Tàu HQ 888 trên
đường cơ động đến hiện trường; CSB 2002 xuất phát ra hiện trường thay thế cho tàu CSB 2001 về bổ
sung nhiên liệu; HQ 627 bổ sung dầu, nước cho tàu SAR 413.
Lực lượng nước ngoài có tổng số 4 máy bay và 11 tàu.
Dự kiến kế hoạch tìm kiếm tiếp theo: Trên cơ sở các thông tin hiện có, điều chỉnh lại khu vực
trọng tâm cần tập trung lực lượng tìm kiếm mở rộng về khu vực vị trí mất liên lạc ban đầu của máy
bay và khu vực Nam Côn Đảo. Hai là sử dụng phương tiện một cách hợp lý và hiệu quả đề phòng phương
án phải tìm kiếm dài ngày.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát đường bay dài của Hồng Kông thông tin cho hay, máy bay hàng
không L642 đã phát hiện những mảnh vỡ nói trên.
Bình luận của bạn