Cậu bé phải ngâm cơ thể trong nước mỗi giờ và bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để ngăn da khỏi bị nứt và bong tróc. Nếu không làm như thế da của em sẽ bị cứng lại và gần như không thể cử động. Cứ mỗi 41 tiếng đồng hồ, em lại thay da.
Các bác sỹ ở Indonesia cho biết họ không đủ khả năng để chữa trị hội chứng “người da đỏ”, tên khoa học là Erythroderma, của cậu bé Ari.
Nếu Ari Wibowo không ngâm mình trong nước hay bôi kem dưỡng ẩm thì cơ thể của em sẽ bị đông cứng và không thể di chuyển
Bức ảnh được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia 35 tuổi Nurcholis Anhari Lubis cho thấy cậu bé như một con rắn đang ở thời kỳ thay da. “Tôi thật sự buồn vì em không được sinh ra như những người bình thường. Em phải sống với những vảy da cứ bong tróc trên cơ thể. Nó giống như lớp da bị bỏng từ chân lên đến đầu. Trông em rất tội nghiệp”, Nurcholis Anhari Lubis nói.
Em phải chịu sự kỳ thị của bạn bè cùng trang lứa và những người khác trong làng. Nhiếp ảnh gia Lubis cho biết trường học và cộng đồng địa phương xa lánh và không chấp nhận em vì họ sợ căn bệnh của em là bệnh truyền nhiễm.
Những người dân ở đây đồn đại rằng, mẹ của Ari đã từng tra tấn một con thằn lằn khi mang thai và con bà cũng giống như thế. Theo những tập tục mê tín dị đoan ở Indonesia, nếu ngược đãi con vật gì khi mang thai thì em bé khi sinh ra sẽ giống với con vật đó.
Em phải chịu sự kỳ thị của bạn bè cùng trang lứa và những người khác trong làng. Nhiếp ảnh gia Lubis cho biết trường học và cộng đồng địa phương xa lánh và không chấp nhận em vì họ sợ căn bệnh của em là bệnh truyền nhiễm.
Những người dân ở đây đồn đại rằng, mẹ của Ari đã từng tra tấn một con thằn lằn khi mang thai và con bà cũng giống như thế. Theo những tập tục mê tín dị đoan ở Indonesia, nếu ngược đãi con vật gì khi mang thai thì em bé khi sinh ra sẽ giống với con vật đó.
Bình luận của bạn