
Hai trường hợp đó là một trẻ 23 tháng tuổi (ở huyện Xuân Trường) và một trẻ 10 tháng tuổi (ở huyện Nam Trực).
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch sởi trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Nam Định phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi tại cộng đồng và các cơ sở điều trị ở tất cả các tuyến để tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh.
Nam Định cũng sẵn sàng các đội cơ động phòng chống dịch, cũng như cơ số thuốc, vaccine sởi, trang thiết bị cần thiết để chủ động hỗ trợ kịp thời cho các xã, phường, thị trấn khi có dịch.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan cũng chủ động phối hợp với các bệnh viện cùng cấp phát hiện các trường hợp sốt phát ban dạng sởi đang nằm điều trị để triển khai các biện pháp khống chế, không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng.
Theo ông Lại Tuấn Anh, trong năm 2013, tỷ lệ tiêm phòng sởi mũi hai trên địa bàn tỉnh Nam Định giảm xuống chỉ còn dưới 70% (trước đó đạt 99%) do thời gian qua xảy ra nhiều sự việc liên quan đến vaccine dẫn đến tình trạng nhiều gia đình có trẻ nhỏ lo lắng về những phản ứng sau tiêm một số loại vaccine nên không đưa trẻ đi tiêm hoặc tiêm không đủ liều.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn