Ngày vía Thần Tài làm gì để phát tài phát lộc cả năm?

Thần Tài là vị thần mang lại may mắn và tài lộc

Top con giáp có cuộc sống giàu sang bậc nhất năm 2016

Rước lộc ngày vía Thần Tài

"Tất tần tật" về ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Top 5 con giáp được Thần Tài hộ mệnh suốt đời

Ngày vía Tần Tài là ngày nào?

Ngày vía được định nghĩa là ngày liên quan đến tâm linh, sự thay đổi linh hồn của một người. Theo ghi chép sớm nhất liên quan đến ngày sinh của thần tài là “Ngọc hạp ký” của Hứa Chân Quân, đời Tấn vào ngày 22 tháng 7 âm lịch. Hiện nhiều nơi ở Trung Quốc vẫn tổ chức đón Thần Tài vào ngày này.

Còn ở Việt Nam, hầu hết các gia đình đều có lễ đón Thần Tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón thần tài từ thiên đình về hạ giới. Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được coi là ngày vía Thần Tài. Năm 2016, ngày vía Thần Tài là ngày 17/2 dương lịch.

Ngày vía Thần Tài nên cúng thế nào?

Việc làm lễ đón Thần Tài rất quan trọng, có đón Thần Tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm. Ngay cả người không làm kinh doanh cũng có thể cúng Thần Tài ngay ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân Thổ Địa thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của Thần Tài.

Cỗ cúng vía Thần Tài nên đơn giản, nên có hoa quả tươi, đèn nến

Nếu có ban thờ Thần Tài thì cúng hàng ngày với hương hoa, đèn nến. Riêng ngày vía Thần Tài, nên cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc, cùng với hương hoa, đèn nến.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh – Trưởng phòng Phong thủy kiếm trúc, Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị, Đại học xây dựng, đồ lễ cúng Thần Tài nên đơn giản, vừa phải, không quá lãng phí xa hoa mới được Thần Tài chú ý. Nói chung, chỉ cần hoa tươi, quả tươi và nước, không cần phải làm cỗ cúng to như cúng cơm ngày Tết hay mâm cỗ tất niên.

Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Đèn, nến không nên dùng đèn nhấp nháy, đèn điện vì tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nên dùng đèn thật như đèn dầu, nến… để cúng. Nước cúng quan trọng nhất là nước sạch, 1 chén cũng được, không nhất thiết phải 3 chén hay 5 chén. Nước không nên để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm, tránh nước bị tràn hoặc đổ lên bàn Thần Tài.

Trước khi cúng Thần Tài, nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Khi cúng cần đọc to để xin Thần Tài phù hộ cho may mắn, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.

Bên cạnh việc thờ cúng thông thường, nhiều gia đình mua vàng đặt lên bàn thờ để xin lộc Thần tài. Nguyên nhân là vì, theo tín ngưỡng dân gian, việc mua vàng – món kim loại quý có giá trị cao, được thường xem là vật “để dành” của đa số người Việt Nam, mua vàng vào ngày này cũng đồng nghĩa với việc mang của cải vào nhà trong một ngày có sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản. Điều này sẽ khiến cho tài vận của người mua vàng trở nên khởi sắc và ngày càng tốt đẹp. Nhưng tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ, chứ không nhất thiết vào ngày vía Thần Tài là phải mua vàng bạc.
An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức