Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đầu tư vào nhiều doanh nghiệp Việt Nam
Tham luận Luật Chứng khoán sửa đổi: Cả Vietjet và Vinamilk đều băn khoăn khái niệm Nhà đầu tư chuyên nghiệp
Phương châm 'Lấy được thị phần sẽ giải quyết được tất cả vấn đề' - Vinamilk đầu tư mạnh mẽ vào ASEAN, Trung Quốc
Vinamilk dự chi trên 1.700 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền tỷ lệ 10%
Vinamilk nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày 5/10, Ardolis Investment - một đơn vị trực thuộc Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã chi gần 100 triệu USD để mua thêm 24,5 triệu cổ phiếu MSN. Sau giao dịch này, GIC và Ardolis Investment nắm giữ tổng cộng 75,7 triệu cổ phiếu, tương đương 6,5% cổ phần của Masan Group.
Thương vụ có trị giá xấp xỉ 100 triệu USD này chỉ là một trong rất nhiều thương vụ lớn mà GIC đã thực hiện trong 2 năm qua, nâng tổng giá trị các khoản đầu tư của GIC tại Việt Nam lên ít nhất là 30.000 tỷ đồng (1,3 tỷ USD).
GIC tham gia từ rất sớm và là nhà đầu tư lớn nhất trong các đợt IPO của Vietjet Air, VinHomes hay Techcombank. Hiện tại, GIC đang nắm giữ 5,74% cổ phần của VinHomes, khoảng 4,97% cổ phần của Vietjet trong khi đó tỷ lệ sở hữu tại Techcombank không được công bố.
Trong đó, VinHomes là khoản đầu tư lớn nhất của GIC, hiện có giá trị thị trường gần 15.000 tỷ đồng. Tiếp đến là Masan Group với hơn 6.000 tỷ và Vietjet với khoảng 3.700 tỷ đồng.
Bên cạnh việc mua cổ phần, GIC còn cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án. Tổng cộng GIC đầu tư 1,3 tỷ USD vào VinHomes dưới cả 2 hình thức đầu tư.
Ngoài các khoản đầu tư trên, GIC còn đầu tư vào Vinamilk, PAN Group, FPT và một doanh nghiệp chưa niêm yết là Công ty cổ phần VNG (Vinagame). Theo một số nguồn tin, năm 2015, GIC đã chi khoảng 100 triệu USD để mua 10% cổ phần của VNG, tương ứng định giá công ty game online ở mức 1 tỷ USD.
Tháng 5/2018, GIC đã "cắt lỗ" khoản đầu tư vào Vinasun sau gần 4 năm đầu tư trước triển vọng không mấy tích cực của hãng taxi này. GIC đầu tư khoảng 200 tỷ nhưng khi bán ra chỉ thu về 80 tỷ đồng. Sau khi GIC bán ra, cổ phiếu Vinasun đã tăng mạnh từ 14.000 lên quanh 19.000 đồng ở thời điểm hiện tại.
Có thể thấy dù số lượng các khoản đầu tư không nhiều, nhưng hầu hết các thương vụ của GIC đều có quy mô rất lớn, lên đến cả trăm triệu USD. Với danh mục đầu tư trên 1 tỷ USD, GIC cùng với Dragon Capital, VinaCapital và KIM (Korea Investment Management) là những quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
GIC là quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign wealth fund) được thành lập vào năm 1981 để quản lý nguồn dự trữ ngoại hối của Singapore. Theo số liệu của Sovereign Wealth Fund Institute, GIC là 1 trong 10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới với tổng tài sản quản lý 359 tỷ USD. Bên cạnh GIC, chính phủ Singapore còn sở hữu một quỹ đầu tư khác là Temasek Holdings với tài sản khoảng 200 tỷ USD.
Temasek cũng đã đầu tư vào Việt Nam từ khá lâu nhưng chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thông qua công ty Mapletree Việt Nam. Các dự án đáng chú ý của Mapletree tại Việt Nam có thể kể đến như tòa nhà Pacific Place (Hà Nội), mPlaza Saigon (trước đây là Kumho Asiana Plaza), SC Vivo City, Mapletree Business Centre..
Bình luận của bạn