Cha mẹ nên làm gì để trẻ không mút tay nữa?

Mút ngón tay, ngón chân là thói quen hay gặp ở nhiều trẻ em

Trẻ bú tay, cắn móng tay ít bị dị ứng

Trẻ bú tay, cắn móng tay ít bị dị ứng

Trẻ mút tay rước ngay bệnh vào người!

Trẻ mút tay rước ngay bệnh vào người!

Đừng để trẻ vẩu vì mút tay!

Tật mút tay ở trẻ... chớ coi thường!

Tiến sỹ Steven Dowshen - Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Neourms, trả lời:

Chào bạn!

Mút tay là thói quen khá phổ biến ở trẻ vì nó giúp trẻ thấy dễ chịu và cảm thấy an toàn hơn.

Đa số trường hợp, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời. Nếu trẻ tiếp tục mút tay khi lớn lên thì nó thể làm thay đổi cấu trúc răng và ảnh hưởng đến khung xương miệng của trẻ. Mút tay nhiều còn gây biến dạng xương ngón tay, khiến ngón tay bé có hình dạng bất thường. Mút tay chưa rửa sạch khiến cho bé bị mắc các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hóa.

Nếu con bạn không bỏ được thói quen mút tay khi bé lớn lên thì cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp, như:

- Có thể thưởng cho bé nếu bé không mút tay. Hãy khen ngợi con nếu bé không còn mút tay.

- Khiến bé chú ý đến đồ vật khác: Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay.

- Khiến bé bận rộn: Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó. 

- Để con không mút tay, bố mẹ cần trò chuyện với trẻ để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu mút tay là xấu xí và nó không tốt cho sức khỏe của bé.

- Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để con bị lo lắng, căng thẳng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị