Luân hồi có thật hay không?

Luân hồi chính là nhân quả liên tục

Nhân quả từ lối sống mà ra

Luật nhân quả khi nào linh ứng?

Nhân quả báo ứng: "Bản án" đáng sợ nhất

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Những câu chuyện về luân hồi

Câu chuyện thứ 1:

Cách đây vài chục năm, một tờ báo ở Ấn Độ có đăng một câu chuyện như sau: Ở thành Delhi, có một cô gái 8 tuổi tên là Phatidevin. Cô gái nhiều lần khóc lóc với cha mẹ đòi về thành Mita thăm chồng là một giáo viên. Khi đứa con của cô lên 11 tuổi, thì cô lâm bệnh và qua đời. Thành Delhi cách thành Mita trên 200km. Cha mẹ cô gái lấy làm lạ, mời một nhà báo đến, nhờ anh ta điều tra giúp.

Người phóng viên đến hỏi bằng chứng xác thực, cô gái mới nói rõ vàng bạc và đồ đạc chôn ở đâu. Cô còn nhớ rõ một cái quạt do bạn cô tặng, trên quạt có ghi mấy dòng chữ…

Người phóng viên liền đến thành Mita, tìm hỏi người giáo viên nọ rồi kể lại mọi chuyện. Ông giáo nghe xong gật đầu cho là đúng cả.

Ngày hôm sau, người phóng viên mời cha mẹ và Phatidevin cùng đi tới thành Mita. Từ khi sinh ra đến 8 tuổi, cô chưa từng đi xa, nhưng khi đến thành Mita, cô đều thuộc và chỉ đường rất chi tiết.

Đến trước cửa nhà ông giáo, cô bảo xe dừng lại và đi vào nhà. Gặp mọi người trong nhà, gọi tên từng người, vừa ôm vừa khóc.

Câu chuyện thứ 2:

Năm 1956 ở Mỹ có một thiếu phụ 33 tuổi, tên là Ruth Simmons, vì quá tin tưởng Luân hồi nên cô đã nhờ nhà thôi miên Morey Bernstein giúp, để thấy lại kiếp trước của mình. Nhà thôi miên kia, sau khi đưa cô vào giấc ngủ, liền hỏi hồi 10 tuổi cô đã làm gì, hồi 1 tuổi cô đã làm gì. Thấy cô miêu tả cụ thể và tỉ mỉ từng chi tiết, nhà thôi miên mới dồn hết tinh thần vào cặp mắt, nhìn thẳng vào mặt cô và hỏi: “Thử nhớ lại tiền kiếp của cô”.

Sau một lúc im lặng, cô Simmons mới nói, nhưng nói bằng giọng Anh. Cô kể lại rằng, kiếp trước cô có họ Murphy sống ở làng Cork (Anh) vào năm 1898. Chồng cô tên là Brian Mac Carthy, giáo sư trường luật. Cô kể chi tiết về ngôi làng cô sống, ngày cô chết, mộ cô hiện ở đâu. Sau đó, cô đã đầu thai vào gia đình Simmons ở Mỹ vào năm 1923.

Nhà thôi miên đã ghi âm lại lời của Simmons về tiền kiếp của cô, sau đó viết một cuốn sách với nhan đề: Đi tìm gốc tích cô Murphy. Cuốn sách in 170.000 cuốn và bán hết chỉ trong 3 tháng.

Luân hồi là nhân quả liên tục

Theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Biểu trưng cho sự xoay chuyển, lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sinh trong sáu cõi (lục đạo) khi đầu thai ở cõi này, khi ở cõi khác, luôn luôn tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng, như bánh xe lăn. Luân hồi là một thuyết có thể chứng nghiệm được, chứ không phải hoang tưởng.

Nghiệp đã tạo thì sẽ không bao giờ mất đi

Có người thắc mắc: Nếu có luân hồi, thì khi chết đi rồi, một người chỉ sinh lại một người thôi, tại sao trên thế giới này, khi mới khai thiên lập địa, chưa có người, mà cứ mỗi ngày nhân loại lại thêm đông? Do đâu mà có nhiều người thế?

Thật ra, chúng sinh luân hồi trong sáu cảnh giới. Một chúng sinh ở cảnh giới này có thể đầu thai qua cảnh giới khác, đắp đổi cho nhau khi lên khi xuống, chứ không phải chỉ có người mới đầu thai làm người.

Nhà khoa học người Pháp Lavoisier nói rằng: “Không có cái gì mất đi hết”. Có 3 thứ sẽ còn mãi, đó là: Tư duy, ngôn ngữ và hành động. Trong đạo Phật gọi là thân, khẩu và ý. Ý là tư duy, khẩu là ngôn ngữ và thân là hành động.

Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp được mình tạo ra thì nó sẽ đi luân hồi mãi mãi, đó là sự tiếp nối của mình, nó không thể nào mất đi được và nó sẽ ảnh hưởng đến sau này. Không có nhân nào mà không có quả. Thực tế trong cuộc sống, mỗi người đã luân hồi rồi, đã được tiếp nối rồi, chứ không chờ đến khi thân xác này hoàn toàn tiêu diệt mới đi luân hồi. 

Khi đã hiểu ý nghĩa và giá trị của giáo lý luân hồi, chính bản thân ta có thể tránh cho kiếp sau khỏi lâm vào cảnh giới đau khổ, gột sạch nhân ác, tạo những quả lành từ chính suy nghĩ, lời nói và hành động của ta mỗi ngày.
An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức