Tháng 3 ngược tới Đền Hùng

Tam giáo đồng nguyên trong cấu trúc thờ cúng Đền Hùng

Niềm tin tâm linh

Rằm tháng 7 ở châu Á: Những "ẩn ức tâm linh"

Tiết Thanh minh: Tảo mộ thế nào cho đúng?

Ngày Tết thắp hương như thế nào?

Cùng Health+ tìm hiểu cấu trúc kiến trúc đền chùa ở Đền Hùng để có thêm thông tin trước hành trình về cội nguồn - hướng tới lễ Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch tới đây.

Đền Thượng

Về bố cục kiến trúc đền chùa trên núi Nghĩa Lĩnh theo lối Tiền Phật hậu Thánh. Thánh ở địa hình cao nhất và được phân nền cấp khác nhau: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng ấy là theo đẳng cấp Nho giáo tựa như là nhà vua phong thần (hạ đẳng thần, trung đẳng thần, thượng đẳng thần). Trong đó, cấp thấp nhất bố trí chùa Thiên Quang và Đền Hạ. Suy ngẫm thấy chẳng phải là Phật, Lão Nho đó sao.

Về cấu trúc thờ tự: Đền Thượng có 4 ngai, 3 ngai có bài vị xếp hàng chữ nhất ở vị trí cao, hướng về phía Nam, trong đó có ngai giữa có 34 chữ mỹ tự: “Đột ngột cao sơn hiển hùng ngao thống thủy hoằng tế chiếu liệt ứng thuận phả hộ thần minh thọ quyết ứng quảng huệ y diễn vệ hàm công, Thánh vương vị”. Ngai bên trái và bên phải có 5 chữ mỹ tự: “Viễn sơn Thánh vương vị”, “Ất sơn thánh vương vị”. Đây là tục thờ thần núi (Thiên thần) và thờ Hùng vương (Nhân thần). Đó là 3 quả núi: Núi Hùng, núi Văn, núi Trọc mà nhân gian gọi là “Tam sơn cấm địa” và 2 thánh vương, đứng đầu các Vua Hùng: Hùng Quốc vương, Hùng Diệp vương – con vua Hùng, Hùng Hy Vương – cháu vua Hùng. Chính vì vậy, trong đền có đại tự “Triệu cơ vương tích” – Dấu vết nền móng của vua. Mặt trước đền có 4 chữ đại tự Nam Việt triệu tổ - Tổ mở đầu nước Nam. Tục thờ Thần Núi – lớp văn hóa thời nguyên thủy – thời kỳ thị tộc Tảo kỳ, bao gồm nhiều gia đình hướng cùng một tổ tiên, gắn liền với chế độ quần hôn – xã hội tổ chức theo dòng máu mẹ mà sinh ra chế độ mẫu hệ. Ngai thứ 4 nhỏ hơn, không bài vị, bố trí thấp hơn ngai trên, tọa ở góc hướng Đông Nam, hướng tới nơi hội tụ nguồn nước ngã ba sông – tụ thủy như tụ nhân, là tụ phúc, làm ăn thịnh vượng. Đó hẳn là bàn thờ Mẫu, nhưng là mẫu chung thời nguyên thủy thị tộc, gắn với chế độ mẫu quyền.

 

Đền Trung

Sự dung hợp tuyệt vời thờ thần núi gắn liền với thờ mẫu và thờ người có công dự nước đã thiêng liêng hóa vua Hùng và người mẹ qua thần linh. Sự thiêng liêng hóa ấy với mục đích cuối cùng là nêu cao đạo lý uống nước nhớ nguồn là nền tảng của đạo đức và tín ngưỡng Việt Nam, sự dung hợp tài tình ấy, mỗi khi thắp hương trước bàn thờ Tổ cả nước như ta nghe thấy tiếng đồng vọng kỳ lạ của quá khứ sáng trong tim niềm tin thiêng liêng cao cả.

 

Đền Hạ

Lại nói riêng về chùa Thiên Quang. Theo Ngọc phả Hùng Vương viết vào thời Lê (1470), chùa Thiên Quang có liên quan đến thời đại Hùng Vương. Chuyện kể rằng, bọc trăm trứng đặt trên mâm vàng cúng tại chùa Thiên Quang, nở ra 100 người con trai, được Bát Bộ Kim Cương trông nom bảo vệ đến khi biết cười, biết nói mới bay về trời, nên có tên gọi là Thiên Quang tự (Chùa của trời). Chùa có đại tự Linh quang vô cực – Ánh sáng thiêng liêng vô cùng; Túc úy phong vân – Uy lực Phật biến hóa vô thường.

Chùa Thiên Quang với cây Vạn tuế ngàn năm (trước khi trùng tu)

Thiên Quang tự có cấu trúc thờ tự theo phía Đại Thừa. Năm 1999, trong đợt trùng tu tôn tạo tượng có 26 pho. Ngoài tượng Phật còn có tượng Nam Tào (Nắm sổ tử), tượng Bắc Đẩu (nắm sổ sinh) và thần Thổ địa (Nay, số tượng 30 pho nhưng không thấy có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu). Như vậy, chùa đã dung hợp Phật giáo (tượng Phật), Lão giáo (tượng Nam Tào, Bắc Đẩu), Nho giáo (tượng Thổ địa). Vào năm 1943 còn thấy sơ đồ chùa Thiên Quang của quan viên làng Hy Cương là kiến trúc hình chữ Nội công ngoại quốc, phía sau có nhà thờ Tổ. Nay chỉ còn hình chữ công gồm 3 tòa Tiền đường 5 gian, Tam bảo 3 gian, Thượng điện 3 gian. Các tượng có tên rõ ràng, người đến lễ dễ dàng tìm hiểu và chiêm bái. Cấu trúc thờ tự chùa hiện tại ngoài Phật có Thần. Phật được thiêng lên hóa bằng Thần và ngược lại.

Xuân Đài (H+)
  • Tags
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức