Trong văn hóa Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch được mặc định là “ngày của những vong hồn”
Cúng cô hồn đúng cách để tránh rước vong vào nhà
Ngại gì mà không kiếm tiền trong tháng "cô hồn"?
Tháng 7 cô hồn: 16 điều nên làm để luôn được bình an
20 điều cấm kỵ trong tháng 7 cô hồn
Nếu ở các nước phương Tây, ngày Halloween được biết là ngày ma quỷ, thì trong văn hóa Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch được mặc định là “ngày của những vong hồn”.
Theo quan niệm dân gian xa xưa, người ta tin rằng, con người sau khi chết sẽ trở thành những vong hồn. Những vong hồn này nếu lúc sống làm được nhiều điều tốt sẽ được luân hồi, còn ngược lại thì bị đày xuống địa phủ, hoặc sống vất vưởng ở nhân gian. Vì thế, tục lệ cúng “cô hồn” ra đời để cầu cho gia đình không bị các vong linh quấy phá.
1. Tháng cô hồn theo truyền thuyết
Dưới góc độ Đạo giáo, thì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế, có vua cai quản đất nước, thì người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản – đó chính là Diêm Vương. Và vào ngày 2/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch, là thời gian Diêm Vương ân xá cho các vong linh, ma quỷ về thăm trần gian. Vì thế để tránh bị quấy phá, người dân thường tổ chức cúng “cô hồn” vào giai đoạn này.
Theo cổ tích Trung Quốc, tháng 7 Diêm Vương thả cho các vong hồn về trần gian (Ảnh:Internet)
Sự giao thoa văn hóa giữa các nước láng giềng với nhau, khiến tục cúng cô hồn vào tháng 7 được du nhập vào Việt Nam và trở thành 1 tục lệ dân gian kéo dài đến tận hôm nay. Đó chính là lí do vì sao tháng 7 âm lịch thường được xem là “tháng cô hồn”. Và với quan niệm tháng 7 âm ở trần gian có rất nhiều vong hồn, quỷ đói... chính vì thế, người dân cúng cháo, gạo, muối... và hạn chế đi ra đường để không bị xui xẻo, muộn phiền. Tục lệ cúng này thường được kéo dài suốt tháng 7 âm.
2. Tháng xá tội cho linh hồn tội lỗi theo Phật giáo
Không như sự giải thích của cổ tích Trung Quốc, định nghĩa tháng 7 âm lịch trong Phật giáo dù cũng thiên nhiều về các vong hồn nhưng có phần nhân văn hơn.
Trong tích của kinh Phật kể rằng, một đệ tử Phật khi đang thiền thì gặp vong hồn quỷ đói. Con quỷ này bảo rằng nếu không cứu đói nó thì nó sẽ không luân hồi được và hại chết người để được đầu thai. Chính vì thế, Phật liền soạn ra một bài kinh để mở đường, dẫn lối siêu thoát cho quỷ dữ, để chúng không gây hại cho bá tánh trên thế gian.
Một mâm cúng cô hồn tháng 7 (Ảnh:Internet)
Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia… Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: Không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối... Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới…
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. "Mọi người có thể có đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt", GS. TS Phạm Đức Dương - Chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức
Bình luận của bạn