


Năm nay 35 tuổi, lấy chồng 7 năm nhưng chị T.H (ở Hà Nội) vẫn chưa được hưởng trọn vẹn niềm vui khi vẫn đang gặp “khó” trên hành trình tìm kiếm con yêu. Là dâu trưởng trong nhà, suốt những năm làm dâu chị H luôn chu toàn mọi việc lớn nhỏ trong gia đình chồng. Cũng vì thế chị được bố mẹ và anh chị em nhà chồng rất yêu thương.
Thế nhưng, việc suốt nhiều năm chưa có con khiến chị dần thu mình lại. Hơn ai hết, chị sợ những cuộc tụ họp gia đình, sợ được quan tâm, hỏi han “đã có tin vui gì chưa?”, “bao giờ hai đứa định đẻ con?”, “sao mãi vẫn chưa nhận tin vui?…

Nhiều lần vào bệnh viện mổ tách dính rồi chuyển phôi, nhìn những cặp vợ chồng đưa nhau đi khám thai định kỳ, chị H lại rơm rớm nước mắt và nghĩ thầm: “Người ta có con đơn giản quá, còn tôi sao khó thế này!”. Không biết bao đêm chị H mơ thấy mình được bế một đứa trẻ đáng yêu trên tay.
Dù con cái vẫn chưa đủ duyên đến với vợ chồng, nhưng chị H may mắn có chồng và gia đình chồng luôn đồng hành, đó là động lực rất lớn. “Mọi người trong nhà vẫn quan tâm và luôn động viên mình mỗi lần thất bại. Thế nhưng, trong thời gian qua đôi lần mình từng có suy nghĩ là sẽ dừng lại cuộc hôn nhân này để chồng có thể tìm hạnh phúc khác”, chị H chia sẻ.
Từng đổ vỡ hôn nhân, chị M.T (36 tuổi, ở Thanh Hóa) đi tiếp bước nữa với người bạn bằng tuổi. Sau hơn 1 năm, họ vẫn chưa có con chung. Chị T đã khám hiếm muộn, phát hiện mình bị u nang buồng trứng. Biết một bệnh viện ở Hà Nội điều trị hiệu quả, vợ chồng chị khăn gói lên khám. Sau một thời gian, vợ chồng chị được chỉ định làm thụ tinh ống nghiệm IVF. Niềm vui mới chớm nở lại vụt tắt, khi đứa trẻ trong bụng được hơn 2 tuần tuổi thì mất.


Trường hợp chị T.H và M.T chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp vô sinh hiếm muộn ngoài kia. Trong báo cáo công bố tháng 4/2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 17,5% số người trưởng thành trên thế giới không thể có con vào một thời điểm nào đó. Có rất ít sự khác biệt giữa các khu vực và giữa nước giàu với nước nghèo. Cụ thể, tỷ lệ này là 17,8% ở những nước thu nhập cao và 16,5% ở những nước thu nhập thấp.
Tại Việt Nam, có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh hiếm muộn (tương đương 1 triệu cặp vợ chồng, trong đó có tới 50% cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn ở độ tuổi dưới 30. Theo đánh giá của WHO, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới.
Chia sẻ với Tạp chí Sức khỏe+, BS. Trần Thị Mai Phương - Bác sĩ lâm sàng Hỗ trợ sinh sản IVF Hồng Ngọc, cho biết theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vô sinh - hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng sau 1 năm (với người vợ dưới 35 tuổi) và sau 6 tháng (với người vợ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có thai một cách tự nhiên.
Vô sinh gồm 2 loại: Vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh nguyên phát là hai vợ chồng chưa từng có thai lần nào, quan hệ trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng các biện pháp tránh thai mà không có thai. Vô sinh thứ phát là đã từng có thai, ở đây có thể là những lần hỏng thai, hư thai, thai sinh hóa… sau những lần như vậy thả sau 6 tháng mà không có thai trở lại.

Trong quá trình thăm khám và thực tế điều trị cho bệnh nhân, BS. Mai Phương đưa ra các nhóm nguyên nhân có thể gây vô sinh nữ gồm: Bắt nguồn từ bệnh lý toàn thân (như mang bất thường về di truyền, thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể, đột biến gene tăng đông máu…); Nguyên nhân do cơ quan sinh sản, thông thường cơ quan sinh sản của nữ có 3 phần gồm buồng trứng, vòi trứng và tử cung, khi gặp bất thường ở 1 hoặc cả 3 bộ phận đều khiến nữ giới khó có con (Ví dụ: Nguyên nhân tại buồng trứng như rối loạn phóng noãn, hội chứng buồng trứng đa nang, giảm dự trữ buồng trứng, suy buồng trứng sớm…; Nguyên nhân từ vòi trứng như có ứ dịch 1 hoặc 2 bên vòi trứng…; Nguyên nhân từ tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, dính buồng tử cung…). Ngoài ra, còn một yếu tố khác làm tăng tình trạng vô sinh ở nữ là do tuổi tác. Thực tế cho thấy, phụ nữ tuổi càng cao, đặc biệt trên 35 tuổi thì số lượng và chất lượng trứng suy giảm nhiều sẽ ảnh hưởng đến phôi, tỷ lệ thai sống.
Còn với nam giới, “thủ phạm” gây vô sinh gồm: Bệnh lý (tắc nghẽn đường dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xuất tinh ngược dòng, bệnh lý do nhiễm trùng…); Yếu tố di truyền; Thói quen lối sống không khoa học như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng.
Lý giải về tình trạng vô sinh - hiếm muộn ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, BS. Mai Phương cho biết, nguyên nhân xuất phát từ lối sống không lành mạnh (như hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, chất cấm, đồ ăn nhanh) và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục không an toàn của một bộ phận giới trẻ hiện nay có thể dẫn đến các bệnh lý lây truyền như lậu, giang mai… từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.


Theo các chuyên gia, việc xác định nguyên nhân vô sinh - hiếm muộn rất quan trọng, giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, từ đó tăng tỷ lệ thành công khi thụ thai. Chia sẻ với Tạp chí Sức khỏe+, BS. Mai Phương cho biết, những cặp đôi kết hôn trên 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng sau 1 năm (với tuổi vợ dưới 35 tuổi) hoặc 6 tháng (với tuổi vợ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có thai thì nên đi khám vô sinh hiếm muộn. Bên cạnh đó, những người từng mắc các bệnh liên quan đến đến cơ sinh sản như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang; Có tiền sử sảy thai từ 2 lần trở lên; Tinh hoàn ẩn… cũng nên đi khám.
“Các bạn trẻ trước khi tiến tới lập gia đình thì nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Bởi nếu bỏ qua việc khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể dẫn đến hậu quả "không tương thích" liên quan đến nhiều vấn đề về sinh dục, sinh sản, tâm sinh lý, gây ra những đổ vỡ và thất vọng không đáng có”, BS. Mai Phương khuyên.

Nếu trước đây khi y học chưa phát triển, việc xác định vô sinh và chữa trị là điều bất khả thi, thì ngày nay với nhiều phương pháp kỹ thuật mới, việc xác định nguyên nhân gây vô sinh ngày càng chính xác, nhanh và đơn giản hơn. Sự ra đời của nhiều phương pháp điều trị vô sinh giúp bác sĩ xây dựng phác đồ phù hợp, hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa trị và giảm chi phí cho người bệnh.
Theo BS. Mai Phương, tại Trung tâm IVF Hồng Ngọc luôn không ngừng cập nhật những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến và hiệu quả trên thế giới, để có thể đồng hành cùng các cặp vợ chồng trên hành trình đi tìm con yêu. Những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đang được áp dụng tại Trung tâm bao gồm: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với nhiều liệu trình mới như IVF Mini chỉ từ 30 triệu, IVF Standard trọn gói chỉ 60 triệu; Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); Lựa chọn tinh trùng sống bằng máy laser (LAISS); Chọn tinh trùng bằng từ trường (MACS); Vi phẫu lấy tinh trùng ở mào tinh (MESA); Lấy tinh trùng bằng chọc mào tinh qua da (PESA); Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (TESE); Chẩn đoán và sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGD/ PGS)…
Ngoài ra, IVF Hồng Ngọc còn tiến hành bảo quản, trữ đông mẫu tinh trùng, trứng theo nhu cầu xã hội (chưa muốn lập gia đình, trước các đợt điều trị xạ trị, giữ trứng chất lượng tốt cho lần sinh sau khi đã nhiều tuổi…) đồng thời hỗ trợ giữ thai nghén nguy cơ cao hay điều trị sảy thai liên tiếp.
Vì sao Việt Nam thuộc top những nước có tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn cao nhất trên thế giới?

Bình luận của bạn