Cận thị trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mù vĩnh viễn trên toàn thế giới
Vừa bị cận thị nặng, vừa bị đục thủy tinh thể chữa thế nào?
Cháo thuốc dành cho người cận thị
Bệnh cận thị bẩm sinh có nên phẫu thuật không?
8 dấu hiệu trẻ cần đi khám mắt
Nghiên cứu đăng tải trên Medicalnewstoday chỉ rõ số người bị mù do cận thị nặng dự kiến sẽ tăng gấp 7 lần từ năm 2000 đến năm 2050, với cận thị trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mù vĩnh viễn trên toàn thế giới.
Sự gia tăng nhanh chóng trong tỷ lệ cận thị trên toàn cầu là do "các yếu tố môi trường (nuôi dưỡng), chủ yếu là những thay đổi lối sống hệ quả của sự kết hợp giữa giảm thời gian hoạt động ngoài trời và tăng các công việc dùng mắt cự ly gần, cùng với những yếu tố khác", các tác giả từ Viện Thị lực Brien Holden, Đại học New South Wales Australia và Viện Nghiên cứu Mắt Singapore cho biết.
Những phát hiện này chỉ ra một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng, các tác giả gợi ý rằng cần lập kế hoạch cho các dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng bệnh nhân cận thị nặng (tăng 5 lần từ năm 2000), cùng với sự phát triển các phương pháp điều trị để kiểm soát tiến triển của cận thị và ngăn ngừa cận thị nặng.
"Chúng ta cũng cần đảm bảo cho trẻ em được khám mắt định kì, tốt nhất là hằng năm, sao cho các chiến lược phòng ngừa có thể thực hiện nếu phát hiện trẻ có nguy cơ bị cận thị", GS Kovin Naidoo - Giám đốc điều hành của Viện Thị lực Brien Holden phát biểu. "Những chiến lược này có thể gồm tăng thời gian hoạt động ngoài trời và giảm thời gian dành cho các hoạt động dùng mắt ở cự ly gần, bao gồm các thiết bị điện tử phải liên tục tập trung nhìn gần. Hơn nữa, có những lựa chọn khác như kính được thiết kế đặc biệt và kính áp tròng hoặc can thiệp thuốc, nhưng cần tăng đầu tư cho nghiên cứu để nâng cao hiệu quả và sự tiếp cận các biện pháp can thiệp này".
Bình luận của bạn