Cục ATTP cảnh báo chất cấm Sibutramine có trong TPBVSK Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen

2 sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và yêu cầu thu hồi

Cục ATTP nói gì về sorbitol - chất tạo ngọt có trong kẹo rau củ Kera?

Cumar Gold Kare quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh

Thông tin thu hồi 3 sản phẩm của Acecook và Thiên Hương tại châu Âu

Cục An toàn thực phẩm nói gì vụ dầu cá Omega 3 "ăn" xốp

Cụ thể, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã kiểm nghiệm và phát hiện chất Sibutramine trong hai sản phẩm:

1. TPBVSK Dáng xuân Phục linh Gold

- Số lô: 11 2023 – NSX: 01/11/2023 – HSD: 01/11/2026

- Nhà nhập khẩu & phân phối: Công ty Cổ phần EU YB (TP. Yên Bái)

- Sản xuất tại: Austin Biologic & Technology Limited, Hong Kong

- Kết quả kiểm nghiệm: Dương tính với Sibutramine

2. TPBVSK Best Slim Collagen

- Số lô: 29L367 – HSD: 01/2027

- Nhà nhập khẩu & phân phối: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Hoa Anh Đào (TP. Hà Nội)

- Sản xuất tại: Arnet Pharmaceutical, Florida, Mỹ

- Kết quả kiểm nghiệm: Dương tính với Sibutramine

Thành phần được công bố trên bao bì 2 sản phẩm

Thành phần được công bố trên bao bì 2 sản phẩm

Theo Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm Dáng xuân Phục linh Gold chưa từng được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Riêng sản phẩm Best Slim Collagen, tuy được cấp giấy công bố từ năm 2019, nhưng công ty phân phối khẳng định không nhập khẩu lô hàng có số lô 29L367 - HSD 01/2027. Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguồn gốc và hành vi vi phạm liên quan.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tăng cường đấu tranh chống thực phẩm giả, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan y tế địa phương khuyến cáo người dân không mua, không sử dụng, không kinh doanh hai lô sản phẩm nêu trên. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Sibutramine là gì và vì sao bị cấm?

Sibutramine là hoạt chất từng được sử dụng trong điều trị béo phì bằng cách ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, serotonin và dopamine, từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng tiêu hao năng lượng.

Tuy nhiên, Sibutramine có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến tim mạch. Người dùng có thể gặp các triệu chứng như: nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đau tim, loạn nhịp, đột quỵ, kích động, ảo giác, thậm chí hôn mê hoặc tử vong. Ngoài ra, thuốc cũng gây các tác dụng phụ nhẹ hơn như khô miệng, đau bụng, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, phát ban da...

Tại Việt Nam, từ năm 2010, Cục Quản lý Dược đã ngừng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine và từ năm 2011, chính thức đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn bộ thuốc chứa hoạt chất này. Nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, các nước châu Âu... cũng đã cấm sử dụng Sibutramine.

Theo TS.BS Lê Bá Ngọc (Bệnh viện Tâm Anh) cảnh báo: “Sibutramine là chất ức chế cảm giác thèm ăn nhưng gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là rối loạn tim mạch và thần kinh. Việc sử dụng tùy tiện các sản phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.”

Vì vậy, người tiêu dùng cần cảnh giác trước các sản phẩm quảng cáo giảm cân trên mạng xã hội, đặc biệt là những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép lưu hành. 

 
Hà Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Đèn đỏ