Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có BHYT (Ảnh: BV Bạch Mai)
Từ 1/6/2017: Tăng viện phí với người không có thẻ BHYT
Áp giá viện phí mới cho bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
Một người 6 tháng đi khám bảo hiểm y tế... 319 lần
Vẫn còn 20% dân số chưa tham gia Bảo hiểm y tế
Đó là hoàn cảnh vô cùng éo le của bệnh nhân Nguyễn Thị Bàn (50 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội), hiện đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Chị Bàn được xác định mắc hội chứng Guillain Barre, hay còn gọi là viêm đa rễ thần kinh.
Theo người nhà của bệnh nhân, sau trận cảm cúm ngày 29/4, chị Bàn bắt đầu xuất hiện chứng tê bì chân tay, yếu 2 chân, sau đó lan lên tay và rất nhanh chóng bệnh nhân đã không thể vận động, đi lại được, khó thở. Bệnh nhân đã được điều trị tại khoa Thần kinh từ ngày 1/5, sau đó chuyển lên khoa Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai ngày 5/5. Các bác sỹ xác định bệnh nhân mắc Hội chứng Guillain Barre gây liệt cơ hô hấp và có chỉ định điều trị hồi sức tích cực.
Không có BHYT khiến việc điều trị của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo bị dang dở
Vốn là gia đình thuần nông, thu nhập chủ yếu trông vào cây lúa, khi vợ nằm viện, gia đình bệnh nhân chưa biết trông cậy vào đâu. Anh chị em trong nhà mỗi người một ít, hàng xóm cũng góp tay vào nhưng cũng chẳng thấm vào đâu với chi phí dự kiến bước đầu lên đến 300 triệu đồng. Vừa chăm vợ trong bệnh viện, vừa lo xoay sở tiền để chữa bệnh, anh Sức (chồng của bệnh nhân) đứng ngồi không yên khi tất cả những đồ vật có giá trị trong nhà anh đã mang bán để có tiền chữa bệnh cho vợ mà cũng chỉ như muối bỏ bể. “Giá như cô ấy có bảo hiểm y tế thì gia đình em đâu đến nông nỗi này", anh Sức trải lòng.
Là người trực tiếp điều trị và theo dõi cho bệnh nhân, bác sỹ Nguyễn Quỳnh Phương cho biết, từ ngày 5/5 bệnh nhân đã được thay huyết tương 6 lần để loại bỏ kháng thể trong máu gây tổn hại rễ thần kinh, đặt nội khí quản thở máy và hồi sức tích cực. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện. Tuy nhiên tối thiểu bệnh nhân cần thay huyết tương từ 6 - 10 lần nữa (tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân) với chi phí khoảng 15 - 20 triệu đồng/1 lần. Đây thực sự là số tiền quá lớn đối với gia đình bệnh nhân và nếu không xoay sở được thì việc điều trị bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bình luận của bạn