Trẻ hay bị nôn trớ có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe
Có nên uống thuốc chống nôn trong thời kỳ mang thai?
Phân biệt nôn trớ thông thường với trào ngược dạ dày thực quản
Bé bị ho, nôn trớ nhiều có phải do trào ngược dạ dày?
Mẹo ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết:
Chào bạn!
Nôn là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân...
Khi trẻ bị nôn trớ, bạn nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt, ho, sổ mũi, phát ban... Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống và thường gặp ở trẻ nhỏ do cha mẹ ép ăn quá nhiều, bú quá no hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu bổ sung với thức ăn mới ăn. Nôn thường xuất hiện sớm, nôn ít, chủ yếu là thức ăn, sau khi nôn trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, cần điều chỉnh chế độ ăn cho bé. Nếu bé nôn kèm theo ho do viêm nhiễm hô hấp thì cần dùng các thuốc giảm ho thông thường. Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà bé không đỡ thì chị nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi.
Mất nước có thể xảy ra khi trẻ nôn. Các dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm: Môi khô nhẹ, khát nước. trẻ mất nước nhẹ không cần đến khám ngay nhưng cần theo dõi các dấu hiệu mất nước nặng hơn. Các dấu hiệu mất nước nặng hơn bao gồm: Môi khô, không tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng..., trẻ có các dấu hiệu này cần đến khám ngay.
Khi bé bị nôn trớ, chị không nên sốt ruột, tốt nhất nên quan sát để tìm hướng xử lý phù hợp nhất. Nôn trớ thường xảy ra trong một thời gian nhất định, không nhất thiết phải dùng ngay các loại thuốc chống nôn cho trẻ bởi nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột chẳng hạn thuốc sẽ không hề giải quyết vấn đề. Nếu trẻ bị nôn nặng dẫn đến mất nước hãy cho trẻ đi khám bác sỹ ngay để chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn