Bệnh gout ở người cao tuổi: Những biến chứng và cách hạn chế

Người bệnh gout phải khổ sở chống chọi với cơn đau cộng với việc phải kiêng khem theo chế độ nghiêm ngặt. Khi có biến chứng, bệnh gout lại càng phức tạp hơn nữa. Bệnh nhân gout mãn tính nếu không kiểm soát acid uric trong máu tốt sẽ dẫn đến hình thành các hạt tophy nhanh và nhiều hơn.

Hạt tophy (là những hạt lồi thường xuất hiện dưới da do lắng đọng tinh thể acid uric ở bệnh nhân gout mãn tính) có khả năng làm biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế.


Các hạt tophy gây đau đớn, biến dạng khớp, phá hủy xương và sụn

Các hạt tophy có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm. Bệnh gout mãn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận, do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận, tăng huyết áp.

Một số trường hợp chất urat còn lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục gây đau và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, biến chứng của bệnh gout có thể do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận...

Để hạn chế các biến chứng do bệnh gút gây ra, người bệnh cần đi khám chuyên khoa xương khớp. Song song với việc dùng thuốc, rất cần kết hợp ăn kiêng và tăng lượng nước uống, theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Nên tránh sử dụng các loại phủ tạng động vật, hải sản, rượu, bia, chất uống có cồn; thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân gout có chế độ sinh hoạt điều độ, cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.


CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục