Bị lao tiềm ẩn có cần điều trị không?

Bệnh lao có thể lây lan qua ho và hắt hơi

Loại nấm bình dân vài chục nghìn mỗi kg có thể phòng chống bệnh lao chết người

7 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao không nên bỏ qua

Bệnh lao và những điều không phải ai cũng biết

Ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?

Bác sỹ Andrew Weil - Giám đốc Học viện Y khoa Tổng hợp, Đại học Arizona (Mỹ), trả lời: 

Chào bạn!

Bệnh lao (tuberculosis - TB) là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây raBệnh có thể lây từ người này sang người khác khi bị nhiễm vi khuẩn từ dịch tiết cơ thể người bệnh (qua ho, hắt hơi...). 

Những người bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh lao và không lây nhiễm bệnh cho người khác, được gọi là lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, lao tiềm ẩn có nguy cơ tiến triển thành bệnh lao và sẽ trở thành nguồn lây truyền bệnh trong cộng đồng. 

Cách duy nhất để phát hiện một người có bị lao tiềm ẩn hay không là thực hiện xét nghiệm. 

Người bị lao tiềm ẩn thường sẽ có phản ứng dương tính với xét nghiệm tuberculin (xét nghiệm lao qua da). Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ một protein tên là tuberculin của vi khuẩn lao vào lớp da trên cánh tay của bạn. Nếu bạn đã bị nhiễm vi khuẩn lao thì trong vòng 48 đến 72 giờ, tại vị trí tiêm, da sẽ sưng đỏ. 

Kết quả kiểm tra tùy thuộc vào nguy cơ nhiễm bệnh lao của từng người. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, một vết sưng nhỏ trên da cũng được coi là dấu hiệu của nhiễm lao. Ở những người có nguy cơ thấp thì vết sưng lớn hơn mới có thể được chẩn đoán là mắc bệnh lao.

Nếu bị nhiễm lao tiềm ẩn, bạn cần điều trị để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh lao. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và những người khác. Phương pháp điều trị lao tiềm ẩn là dùng thuốc isoniazid trong 9 tháng. Tuy nhiên khi sử dụng isoniazid để trị lao tiềm ẩn bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, có vấn đề về thị lực và tổn thương gan. Vì nguy cơ này, khi dùng thuốc, bạn cần kiểm tra chức năng gan định kỳ. Bạn cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ, không bỏ thuốc giữa chừng. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo drweil.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị