7 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao không nên bỏ qua

Đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình bị bệnh cho đến khi bệnh nặng lên

Bệnh lao và những điều không phải ai cũng biết

Bệnh lao giết người ngang hàng HIV/AIDS

Bị mưng mủ sau khi tiêm phòng lao có sao không?

Điều trị lao đa kháng thuốc tốn gấp 200 lần lao thông thường

Chán ăn

Một trong những triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh lao là người bệnh bị chán ăn nhưng nó thường bị bỏ qua vì chán ăn cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác.

Người bị bệnh lao dễ bị chán ăn

Mệt mỏi 

Khi bị chán ăn cơ thể sẽ mệt mỏi do không được cung cấp đủ dưỡng chất. Ngoài ra, nhiễm trùng phổi cũng khiến bệnh nhân gặp tình trạng khó thở, gây ra tình trạng mệt mỏi.

Ho dai dẳng

Ho kéo dài hơn ba tuần là dấu hiệu điển hình của bệnh lao. Nếu bạn bị ho kéo dài nhưng không do bệnh hô hấp nào khác và đã sử dụng thuốc nhưng không khỏi thì bạn nên đến gặp bác sỹ vì có thể bạn đang bị lao phổi.

Sốt

Nếu bạn bị chán ăn, ho kéo dài kết hợp với bị sốt nhẹ vào ban ngày và sốt cao khoảng 39,5 độ C - 40 độ C vào chiều tối thì có thể bạn đang bị bệnh lao. Sốt do bệnh lao thường không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Tức là bệnh nhân khi bị sốt đã uống thuốc hạ sốt nhưng bệnh không thuyên giảm.

Người bệnh lao thường bị sốt vào chiều tối

Đau ngực

Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Giảm cân đột ngột

Đây là triệu chứng thường gặp ở số đa số người lao. Nguyên nhân khiến người bệnh bị sụt cân là do người bệnh lao thường ăn kém, mệt mỏi nên dễ bị bụt cân. Vì vậy những người bỗng dưng bị sụt cân không rõ nguyên nhân nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới bệnh lao.

Sụt cân đi kèm với ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của lao phổi

Ho ra máu

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lao. Nguyên nhân khiến người bệnh lao phổi ho ra máu là do phổi bị tổn thương. Ngoài ra, ho ra máu cũng có thể là hậu quả của lao phổi dù bệnh đã chữa khỏi. Khi chữa khỏi bệnh lao phổi, những di chứng của quá trình viêm nhiễm lâu ngày hoặc sự tạo thành các xơ sẹo sẽ khiến bệnh nhân có thể vẫn ho ra máu.

Bệnh lao nếu điều trị không đúng phác đồ, điều trị muộn sẽ không khỏi, bệnh diễn biến mạn tính kéo dài. Bệnh nhân mất hoặc giảm khả năng lao động, suy kiệt, gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.  

Việc phát hiện sớm lao là rất cần thiết. Vì vậy nếu ho kéo dài trên 2 tuần kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều nên được khám: Chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm … Nếu bị lao phải điều trị dứt điểm, đúng phác đồ, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Không nên giấu bệnh, coi đây là một điều kín, nói ra ảnh hưởng đến gia đình con cái, không nên quan niệm bệnh lao là di truyền.

Hiện nay, tiêm vacine phòng lao (BCG) là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh bệnh lao cho trẻ. Cần tiêm trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại khi đến 15 tuổi.

Thanh Tú H+ (Theo Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm