Bố mẹ thấp, con vẫn có thể cao được không?
Chế độ ăn giúp trẻ tăng cân và chiều cao
Trẻ muốn cao, cần ngủ đủ giấc
10 bài tập giãn cơ giúp tăng chiều cao cho người lớn
Cách tăng chiều cao tối ưu cho teen dậy thì vừa lùn vừa béo?
TS.BS Suneel Sharman và TS.BS Kunnal Jindal - bộ đôi chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Canada, trả lời:
Chào bạn!
Quá trình phát triển chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố cơ bản là: Di truyền (giới, chủng tộc, yếu tố gene) và môi trường (điều kiện kinh tế, khí hậu, hoạt động thể chất, stress, dinh dưỡng...).
Theo các dữ liệu mà bạn cung cấp về chiều cao của các thành viên trong gia đình, chúng tôi cho rằng có lẽ chiều cao của bạn là do di truyền. Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao thấp hoặc trung bình. Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.
Bên cạnh đó, ở tuổi 19 đã qua giai đoạn dậy thì mà chiều cao hạn chế như trên, có thể bạn đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Trong trường hợp cụ thể của bạn, muốn phát triển chiều cao cần nhiều nỗ lực. Sau đây là một số cách để cải thiện chiều cao cho bạn:
Tập luyện thể dục thể thao: Chạy bộ, bơi lội, chơi tennis/cầu lông/bóng rổ...
Tư thế ngồi: Ngồi trên sàn, duỗi thẳng chân, cố gắng chạm ngón tay vào đầu ngón chân, trán chạm vào đầu gối, làm nhiều lần trong ngày (sau bữa ăn khoảng 30 - 60 phút).
Tư thế đứng: Đứng dựa lưng vào tường, giơ thẳng tay lên trời, chân kiễng hết mức (chỉ đứng bằng đầu ngón chân), kiên trì trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều calci, đạm, ăn nhiều rau củ quả...
Can thiệp y tế: Các hormone tăng trưởng như glycine, glutamine, niacin... với liều lượng đúng theo chỉ định của bác sỹ có thể thúc đẩy chiều cao. Tuy nhiên, vẫn phải kiên trì kết hợp với luyện tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chúc bạn thành công!
Bình luận của bạn