Chuyện mộng mị

Phải chăng mơ là tiếp tục những hành động, suy nghĩ ban ngày như có người nói?

Giải mã bí ẩn những giấc mơ liên quan đến tình dục

Bí ẩn của kỳ trăng và giấc mơ

Giấc mơ nói gì về sức khỏe?

Chạm vào những giấc mơ lãng mạn

Phương Tây có từ “day-dream”. Ở đây có thành tố “day” là ngày, cũng là thực tại, hiện tại. Người ta mơ đêm chứ không “mơ ngày”, rõ ý viển vông, hão huyền, quên phắt thực tại. Trang văn học và nhất là những chuyện truyền kỳ, hay tả chuyện báo mộng. Chẳng rõ thực hư thế nào, cần phải kiểm chứng rồi tìm cách giải thích. 
Hay mơ là kiến tập những trải nghiệm riêng của đời sống, nhưng được cấu trúc, bố cục lại, với một độ lùi nhất định, có khi 15 - 20 năm hoặc lâu hơn? Nghe cũng có vẻ hợp lý! Nếu có thế giới bên kia, kiếp khác, thì giấc mơ là sự thể hiện thế giới ấy nhưng con người đâu có hình dung được kiếp sau mình sống thế nào? Chỉ có điều, cõi gì đó chưa ai biết nhưng tựu trung lại là cõi của những giấc mộng mị thường âm u, vô minh. Ở đó không có ánh sáng, đúng hơn, là thứ ánh sáng nhỏ nhỏ, chỉ đủ để các đối tượng nhìn thấy nhau. Trong cõi ấy, cũng có những phố xá thẳng tắp, quanh co nhưng không gian bất động, vô hồn. Con người hình như chỉ trao đổi với nhau bằng ánh mắt, cử chỉ, thay cho lời nói. Màu sắc nói chung là mang tính liêu trai và những trải nghiệm cá nhân thì thực lạ lùng. Và những trải nghiệm ấy (có thể) là khá điển hình cho những ẩn ức mộng mị của con người ta.
Thứ nhất là chúng không diễn ra ở nơi ta đang ở. Nếu trước đó ta đã ở một ngôi nhà khác, nhiều năm, từ lúc bé, thì chúng tái hiện quá khứ xa xăm ấy.
Có lúc mơ thấy bay bay mãi lên bầu trời... 
Thứ hai là những ấn tượng đè nặng cuộc đời, nhất là những ấn tượng thanh xuân với đầy đủ những bất cập. Ví như những người đã trải qua quãng thời gian bao cấp với cuộc sống khốn khó, thể nào cũng bắt gặp trong cơn mộng mị những ngôi nhà xiên xẹo, ẩm thấp, chật chội; Người hàng xóm khó chơi và gia đình anh ta; Những chốn ta đi sơ tán lâu dài một thời gian, thậm chí một bể phốt, năm 17 - 18 tuổi ta ngồi hút thuốc lá đêm với một ngưòi bạn thân; Một chiếc hố xí hai ngăn, những cái rãnh đen ngầu, bốc mùi; Những toilet công cộng kèm kèm, nhớp nhúa và những bể nước dội toilet có váng mà ta rửa tay, thậm chí, trầm mình trong đó.
Thứ ba là những khoảng hẫng hụt: Hụt chân trên giàn giáo, hụt chân trên một đỉnh dốc, bước hụt dẫm phải một hố phân… 
Thứ tư là con người, ngày ngày người ta nghĩ đến, mong gặp – không hay xuất hiện trong giấc mơ. Ta hay gặp những người đã mất: Cha mẹ, bác chú, họ hàng. Còn lại là những người đang sống, nhưng họ phải có một độ dài đã ở cùng ta, đã chơi với ta hàng chục năm…
Thứ năm là đôi lúc mơ thấy chuyện làm tình (mộng đẹp của những người “thiếu thốn” chăng) và lập tức tỉnh ngủ, cảm thấy hối tiếc, nhưng quần lót ướt đẫm. Lạ là có lúc thấy mình nằm với người khác ở những chỗ cực kỳ bẩn thỉu, cạnh nhà xí hôi thối, trên bãi lầy nhấp nhúa, trên bể phốt lộ thiên nhưng vẫn hạnh phúc vô song. Lại có lúc mơ thấy bay bay mãi lên bầu trời nhờ nhờ không trăng sao, hoặc thả một mình vào vòng xoáy trôn ốc lên cao mãi rồi bổng bị lắc khỏi vòng xoáy, lơ lửng ngoài không trung và những đoạn hụt hẫng ấy đều không chết. Hay ngập mình trong vũng nước lụt hoặc có lúc thân bị bế không giải toả được, ấy là lúc sực tỉnh, phải… đi tè!
Cũng có những chuyện mơ thành thật mà vẫn thực khó tin. Ấy là việc một người tìm ra cách giải bài toán khó trong giấc mơ, tỉnh dậy, thở phào, giải được. Hay có ông nhà thơ bỗng mơ thấy có “Bút thần”, tỉnh dậy cũng lại thể viết ra bài thơ để đời (!?).
Người ta bảo cõi mơ (cõi âm) ngược với cõi thực (cõi dương). Mơ thấy tử là lành, sinh là dữ, mà mơ thấy máu cũng là dữ. Trừ những giấc mơ do nhập đồng, nhập hồn hay có những yếu tố dị đoan, chưa giải thích được, hoặc do thần giao cách cảm, giác quan thứ sáu, do liên thông với người cõi khác – giấc mơ cũng là có đời sống riêng của nó. Mà cứ như những gì đã kể, nếu phải sống như thế thì thật đáng sợ, dù tỉnh giấc có thể tự an ủi rằng, mơ “kinh” thế thì đời thực của mình chắc phải cực “oách”!
Chuyện mộng mị ấy thế mà khó giải thích cho ngọn ngành. Thực thực hư hư, mộng mộng ảo ảo, xa xa mà lại gần.
Kiều Lê (H+)
  • Tags
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức