BS. Nguyễn Thống đang thăm khám cho một bệnh nhi bị bỏng.
Nổ bóng bay đêm Trung thu, 9 người nhập viện cấp cứu
Bé gái 1 tuổi bị bỏng nặng khi chơi trong công viên vì trời quá nắng
Cứ bỏng là chườm đá, xả nước lạnh: Cách sơ cứu bỏng sai lầm
Bạn sẽ hối hận nếu trong nhà không có bộ sơ cứu này
Trẻ bị bỏng đều do phụ huynh
Có mặt tại khoa Bỏng – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), chứng kiến những em bé người cuốn khăn xô trắng, liên tục kêu khóc vì đau đớn từ những vết bỏng trong sinh hoạt hàng ngày mới thấy lời nói của BS. Nguyễn Thống (Trưởng khoa Bỏng) không sai một từ nào: “Đừng trách trẻ con hiếu động, mà người lớn hãy tự trách mình khi để con bị bỏng”.
Trường hợp của cháu Nguyễn Thị Hồng Ngát (4 tuổi, Đống Đa – Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Theo lời bà Hồng (bà nội cháu Ngát), sáng ngày 9/10, khi chuẩn bị đồ ăn cho cháu thì xảy ra tai nạn, mà chính người lớn cũng không ngờ tới.
“Sau khi cho nước sôi vào hộp mỳ tôm, tôi đã cẩn thận để hộp mỳ trên bàn ăn, rồi mới đi phơi quần áo. Ai ngờ, cháu vội vàng đứng dưới đất với lấy hộp mỳ để ăn, không may khi với cháu bị toàn bộ nước trong hộp dội vào phần trước ngực”, bà nội cháu Ngát kể lại.
Bà Hồng cũng cho biết, lẽ ra vết bỏng của cháu cũng không phải điều trị lâu như vậy, nhưng do cuống quá và nghe lời hàng xóm nên vết thương của cháu đã nặng, lại càng nặng thêm.
“Tôi không nghĩ là nước pha mỳ tôm lại bỏng như vậy, nên khi cháu bị đổ vào người, tôi đi xối nước lạnh, rồi hàng xóm chạy sang phụ giúp tôi lau rửa cho cháu.
Nghe họ mách bị bỏng dùng nước mắm thoa phía bên ngoài sẽ đỡ, lúc đó cuống quá nên tôi đã làm theo và kết quả là 1 ngày sau vết thương của cháu ngày càng phù nề, đi viện thì các bác sỹ nói cháu đã bị nhiễm trùng”, bà Hồng nói.
Thực tế, những trường hợp bị bỏng như cháu Ngát không hề hiếm, nhưng chỉ vì sơ cứu không đúng cách nên vết thương càng nặng thêm.
Đừng chữa bỏng theo tin đồn
Chia sẻ với phóng viên, BS. Nguyễn Thống – Trưởng khoa Bỏng (BV Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, những trường hợp trẻ bị bỏng trong sinh hoạt do người lớn bất cẩn rất hay gặp tại khoa.
“Bỏng mỳ tôm, bỏng cháo, bỏng nước canh… là những tai nạn chiếm tỷ lệ khá lớn tại khoa. Nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn hoặc chủ quan của phụ huynh.
Tôi ví dụ như một trường hợp, đó là khi nấu xong nồi canh, dù biết con đang chơi dưới đất rất nguy hiểm, nhưng bà mẹ này vẫn dùng đôi đũa bê nồi canh qua đầu chỗ con chơi và tai nạn đã xảy ra”, BS Thống cho biết.
Bàn về cách chữa bỏng theo kinh nghiệm gian gian hoặc đến các thầy lang, BS. Thống cho biết, hiện khoa học thế giới đã chứng minh rất rõ ràng và đưa ra phác đồ điều trị bỏng. Bởi vậy, những phương pháp hay mẹ chữa theo kiểu truyền miệng là không có cơ sở khoa học.
“Ở nước phát triển như Mỹ họ cũng có mỡ trăn, cũng có mẻ, cũng có nước mắm… nếu chữa được thì họ đã dùng từ lâu rồi”, BS. Thống nói.
Theo BS. Thống, nhiều người bị bỏng thường hay đến các thầy lang để chữa trị, việc làm này là không nên, bởi những người không có đào tạo cơ bản thì sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
“Đối với các bệnh nhân khác nhau thì cần phải có phương pháp điều trị khác nhau, có thể với bệnh nhân này ở độ bỏng như vậy thì điều trị thế là ổn, nhưng đối với người khác độ bỏng sâu, diện tích bỏng lớn thì không thể áp dụng điều trị như phương pháp cũ được.
Bởi đối với những trường hợp bỏng sâu thì phải điều trị kháng sinh, thậm chí truyền máu…chứ ông lang ai cũng dùng một loại thuốc bôi là không được”, BS. Thống phân tích.
Theo BS. Thống, khi có bệnh nhân bị bỏng, tốt nhất hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ thăm khám, từ đó các bác sỹ sẽ quyết định hướng điều trị sao cho phù hợp nhất.
Bình luận của bạn