Những quy định chung của chùa
Ngoài việc nắm vững các nội dung trên, phật tử cần phải biết các quy định của nhà chùa. Tuy mỗi chùa sẽ có quy định khác nhau, phù hợp với từng pháp môn tu tập của chùa đó. Song chùa nào cũng quan tâm đến những mặt ứng dụng Phật pháp vào đời sống thực tế.
Nhà chùa luôn lấy việc thực tập thiền định, giữ gìn đạo đức, siêng năng lao động, thương người nghèo khổ và tự hài lòng với cuộc sống đang có làm nền tảng cho đời sống. Mặt khác, phải giữ gìn nét đẹp trong Tam nghiệp (thân, khẩu, ý)
Oai nghi tế hạnh của người phật tử
Khi vào chùa, phật tử cần phải tìm hiểu những quy định chung của
chùa hay còn được gọi là nội quy hoặc thanh quy của Thiền gia. Phật tử và nhân dẫn tín ngưỡng phải
nghiêm chỉnh chấp hành những nội dung đã được nhà chùa đề ra. Mỗi chùa sẽ có những nội quy/thanh
quy khác nhau nhưng tựu chung lại sẽ có những quy định chung liên quan đến các vấn đề, như
sau:
- Đường lối sinh hoạt
- Các ban trong chùa như Tri khách, Tri khố…
- Lịch sinh hoạt
- Quy tắc quản lý rác
- Tăng ni và phật tử ở chùa
- Phòng khách, phòng tắm, nhà vệ sinh
- Thư viện hay phòng học
- Nhà bếp
Ví dụ về mộtquy định của chùa dành cho phật tử khi vào chùa
Ví dụ về mộtquy định của chùa dành cho phật tử khi vào chùa
Ngoài việc nắm vững các nội dung trên, phật tử cần phải biết các quy định của nhà chùa. Tuy mỗi chùa sẽ có quy định khác nhau, phù hợp với từng pháp môn tu tập của chùa đó. Song chùa nào cũng quan tâm đến những mặt ứng dụng Phật pháp vào đời sống thực tế.
Nhà chùa luôn lấy việc thực tập thiền định, giữ gìn đạo đức, siêng năng lao động, thương người nghèo khổ và tự hài lòng với cuộc sống đang có làm nền tảng cho đời sống. Mặt khác, phải giữ gìn nét đẹp trong Tam nghiệp (thân, khẩu, ý)
Do vậy, mọi người đều phải hiểu về nếp sống thanh bần, chan hòa
với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống đang có, gây tạo một lối sống lành mạnh, chân thật.
Oai nghi tế hạnh của người phật tử
Oai nghi tế hạnh là cung cách hành xử đúng mực, đúng pháp, đồng
thời thể hiện lòng cung kính, tôn quí đạo giải thoát. Bởi thế, mỗi phật tử đến chùa như một đứa con
tìm về ngôi nhà đạo pháp. Mỗi khách thập phương tham quan chùa như một người bạn tìm về với chốn
bình yên. Do đó, đối với những người phật tử tại gia việc giữ gìn oai nghi, tế hạnh là điều cần
yếu. Đây chính là phương tiện để soi xét lại chính mình và giúp cho mọi người.
Về cơ bản mọi người phải chân thật, hoà ái và lịch sự đối với mọi
người từ trong huynh đệ đạo tràng đến ngoài xã hội. Đặc biệt là tránh tranh cãi phải trái, các ngộ
nhận thị phi và phiền phức có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt và tu tập.
Theo lời dạy của Hòa thượng Thích Thanh Từ, tất cả các phật tử
phải tuân thủ giờ giấc sinh hoạt của chùa. Cung kính vâng theo sự hướng dẫn của quí thầy có trách
nhiệm. Khi vào chính điện, thiền đường hoặc giảng đường, Trai đường phải trang nghiêm xá Phật, xá
chư Tổ.
Cố gắng giữ nếp đi nhẹ, nói khẽ, khi ra về phải giữ yên lặng,
không bàn tán ồn ào. Đối với giày dép phải sắp xếp ngăn nắp, thứ tự; phân rõ hai bên trái - phải để
thuận tiện nhận lại khi ra về.
Đối với những pháp khí trong chùa như Chuông , Mõ, Khánh, Trống,
Kẻng…không phận sự thì không được tự tiện đánh, gõ. Nếu trong giờ sinh hoạt tu học như tụng kinh,
toạ thiền, thọ trai, nghe pháp… tốt nhất không để chuông điện thoại ở chế độ chuông. Khi có việc
cần thiết sử dụng thì phải ra ngoài, tránh gây ảnh hưởng tới bạn đồng tu.
Khi vào, ra khỏi khuôn viên của chùa thì phải tắt máy và dẫn xe
vào nơi qui định theo của nhà chùa. Không đem chuyện của người cùng tập tu với mình, đặc biệt là
chuyện của nhà chùa ra để bàn tán, thị phi với người bên ngoài.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức
Bình luận của bạn