Trong nội dung thông báo ngày 3/9, sau khi kiểm tra hoạt động của nhà thuốc
BV Việt Đức hồi cuối tháng 6.2013, Cục quản lý dược cho biết: Ngoài 25 loại thuốc nói trên, còn có
1 loại thuốc chưa có giá kê khai là thuốc Trifix, hoạt chất Cefixime 200 mg, SĐK: VN-8041-09
do Cty Vinpharco nhập khẩu.
Các thuốc bị nâng giá khi đưa vào BV, có những loại cao hơn giá kê khai tới 5 - 6 lần. Điển hình
là thuốc Azilide có hoạt chất là Azithromycin 250mg (số ĐK: VN-11202-10) của Cty Vimedimex có
giá kê khai là 2.800đ nhưng đưa vào BV tới 12.500đ. Thuốc Spoxin có hoạt chất sparfloxacin (số ĐK:
VN - 8822 - 09) của Cty Dapharco kê khai là 2.500đ nhưng đưa vào BV giá 14.000đ. Hoặc
Reldicef có hoạt chất Cefpodoxime 200mg, số ĐK: VN - 11769 đưa vào BV giá 17.400đ, trong khi kê
khai là 5.070đ.
Những nhà nhập khẩu thuốc cố ý đưa giá thuốc ảo bị điểm mặt gồm có Dapharco, CPC1, Vimedimex
1 và 2, Codupha, CPC1, Yteco, Dược Hà Tây, Armephaco, Harphaco. Nhiều đơn vị trong "danh sách" này
là những tên tuổi lớn trong làng dược Việt Nam. Điều hiển nhiên là khi thuốc đưa vào BV với giá ảo
như vậy, giá bán cho bệnh nhân từ nhà thuốc không thể mềm, hay hợp lý.
Trao đổi với báo giới về việc giá nhà thuốc BV bị đẩy lên ảo như vậy, ông Nguyễn Tiến Quyết, GĐ BV
Việt Đức cho hay: "Tôi đã kiểm tra và được biết là một số Cty có tiểu xảo cắt dán hồ sơ thuốc, qua mặt BV".
Và sau khi được Cục quản lý dược cho biết những diễn biến này, trong cuộc mở thầu thuốc ngày 3.9
vừa qua, ông Quyết đã "nắn gân" chấn chỉnh các công ty, nếu còn tiếp tục sẽ không nhập thuốc.
Phát hiện ra sự việc này, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã đề nghị BV Việt
Đức chấn chỉnh. Cụ thể, với các mặt hàng thuốc có trong danh mục đấu thầu của chính BV thì giá mua vào
của cơ sở bán lẻ thuốc không được cao hơn giá thuốc trúng thầu cùng thời điểm.
Đối với các mặt hàng không có trong danh mục đấu thầu của BV hoặc thuốc mà nhà cung ứng từ chối bán
với giá trúng thầu do giá thị trường biến động cao hơn giá trúng thầu thì GĐ BVquyết định và chịu
trách nhiệm đối với danh mục thuốc và giá thuốc mua vào. Lúc đó, khi mua cần yêu cầu doanh nghiệp
cung cấp giá bán buôn đã kê khai hoặc kê khai lại với Cục Quản lý Dược hoặc Sở Y tế để đối chiếu,
không cao hơn giá đã kê khai và bắt buộc thuốc phải kê khai giá rồi.
Cục quản lý Dược cũng khuyến cáo các BV đối chiếu thông tin giá kê khai, giá kê khai lại công bố
trên trang web của Cục Quản lý Dược (Địa chỉ: http://www.dav.gov.vn, mục quanlygiathuoc) để kiểm
tra thông tin giá kê khai hoặc kê khai lại. Nếu mặt hàng thuốc chưa có giá bán buôn kê khai tại đây
thì nhà thuốc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản kê khai giá thuốc với cơ quan quản lý nhà nước, kèm
theo cam kết bằng văn bản việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đã
cung cấp.
Bình luận của bạn