Ai không được dùng thuốc dạng viên sủi?

Người suy thận, người bệnh tăng huyết áp… không dùng thuốc dạng viên sủi

Cảnh báo: Thuốc dạng sủi có thể gây mòn răng

Viêm gan có phải uống thuốc suốt đời?

Tại sao mặt bị mọc mụn khi uống thuốc tránh thai?

Thêm bệnh chỉ vì uống thuốc kháng sinh

DS. Hoàng Thu Thủy trả lời:

Các dạng bào chế của thuốc bao gồm: Viên nén, viên nang, dung dịch, hỗn dịch, siro…, mỗi dạng đều có những ưu thế riêng và những hạn chế nhất định (đối với một số người). Dạng viên thuốc sủi là một dạng bào chế khá đặc biệt của thuốc nhằm tạo ra một sự hấp dẫn và dễ chịu khi uống thuốc, đồng thời giúp cơ thể nhanh hấp thu hơn. Thông thường, dạng thuốc sủi bọt thường được dùng bào chế thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm cúm, sốt hoặc thuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất. Một số viên thuốc sủi còn được cho thêm vào đó các chất tạo màu và tạo hương như hương chanh, hương cam... cho dễ uống.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc dạng sủi này cần chú ý, các tá dược chứa trong viên thuốc bao giờ cũng gồm có một chất tạo sủi, đó là natri bicacbonat hoặc natri bicarbonat và acid hữu cơ như vitamin C (acid ascorbic). Khi bỏ viên sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa chất kiềm và acid tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc.

Vì vậy, những người buộc phải kiêng muối như người suy thận, người bệnh tăng huyết áp… không dùng thuốc dạng viên sủi. Đối với viên sủi chứa calci, ngoài các đối tượng trên còn không dùng cho người bị calci cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay người bị bệnh sỏi thận.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị