Nếu thấy trẻ có dấu hiệu lõm ngực, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ
TP.HCM: Bệnh nhi bị lõm ngực tăng bất thường
Trẻ lõm ngực có cần phải mổ?
Chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp tại nhà
Thảo dược ngâm chân phòng bệnh hô hấp cho bé
BS.CK1 Trương Anh Mậu - Phó khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 2, trả lời:
Chào bạn!
Lõm ngực là một dạng dị tật bẩm sinh. Khi còn nhỏ rất khó phát hiện, nhưng lớn lên sẽ thấy rõ ngực của bệnh nhân ngày càng lõm xuống. Nếu thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, lõm ngực còn làm giảm đáng kể thể tích lồng ngực, từ đó hạn chế không gian cho tim và phổi phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiễm trùng hô hấp thường xuyên.
Bệnh lõm ngực trước đây việc phẫu thuật rất phức tạp. Nhưng với tiến bộ của y khoa, hiện nay việc điều trị đã bớt phức tạp hơn. Bác sỹ sẽ chỉ rạch 2 đường mổ nhỏ 2 bên đường nách giữa và thêm 1 đường mổ nhỏ ở vùng ngực phải nếu có dùng nội soi lồng ngực, đưa 1 thanh kim loại đã uốn tạo hình luồn qua lồng ngực và phần xương sườn bị lõm lên, tạo thành hình dáng lồng ngực bình thường.
Tốt nhất trẻ cần được phẫu thuật trong độ tuổi từ 7 - 15 tuổi. Ở độ tuổi này, xương sườn đủ độ ổn định và còn đàn hồi tốt, do đó thanh sắt sẽ có tác dụng đẩy lồng ngực nâng lên. Nếu người 20 tuổi thì xương đã cứng, thì không thể sử dụng phương pháp này. Ngược lại, nếu phẫu thuật trước 5 tuổi, xương trẻ còn đang phát triển, khi đặt thanh sắt nâng ngực thì sau đó 2 - 3 năm lại phẫu thuật thay thế một thanh nâng ngực khác kích thước lớn hơn, vừa gây tốn kém cho bệnh nhân và có thể có biến chứng phẫu thuật.
Chi phí cho 1 thanh nâng ngực như vậy khoảng 12 - 15 triệu và tùy vào đặt bao nhiêu thanh mà tổng chi phí sẽ khác nhau. Ngoài ra còn phải tính đến chi phí của cuộc phẫu thuật, hậu phẫu ở lâu hay ít ngày, có biến chứng gì sau mổ hay không... Do đó, bác sỹ phụ trách mổ sẽ giải thích rõ cho gia đình bệnh nhi nếu có chỉ định mổ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn