Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!

Đừng bao giờ nản lòng và từ bỏ khi bạn gặp khó khăn

Giấc mơ “người đẹp, dáng chuẩn” và những hệ lụy

Giấc mơ nói gì về sức khỏe?

Chạm vào những giấc mơ lãng mạn

Khám phá giấc mơ của chúng ta

Mark Zuckerberg - bài học về "không bao giờ từ bỏ"

Nữ doanh nhân Trần Thị Lâm: "Nếu để kiếm tiền, tôi không bao giờ xây bệnh viện"

Có khi nào bạn chợt nhận ra mình đã đánh mất ước mơ? Có thể vì bạn nghĩ rằng mình không có đủ khả năng để đạt được ước mơ đó. Bạn đã từng mơ ước sẽ được đi du lịch vòng quanh thế giới, hay có một căn nhà riêng thật lớn... Nhưng bây giờ những ước mơ đó bạn phớt lờ và chôn vùi vì nghĩ mình sẽ không bao giờ làm được. Như thế là bạn đang từ bỏ ước mơ của mình.

Cứ cho rằng ước mơ là thứ xa vời, tít tắp, cứ cho ước mơ là những thứ hoang đường ngoài tầm với, để rồi lấy đấy làm cơ hội mà lần lượt bỏ qua những khao khát chưa thể bắt tay thực hiện. Chúng ta, những người cho rằng mình đã quá lớn để giữ khư khư những giấc mơ con trẻ, đang dần đánh mất những thứ có lẽ sẽ thuộc về mình.

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ vì nó là động lực để bạn phấn đấu

Khi còn nhỏ, ước mơ bị bóp méo thành chuẩn mực của người lớn, để rồi luôn phải thừa nhận những mong muốn chẳng phải của mình. Khi lớn thêm chút nữa, ước mơ dần được tạm gác lại để tập trung vào những mối bận tâm khác, chúng ta sẽ quên, chúng ta buộc phải quên, vô số trải nghiệm mới mẻ dễ cuốn chúng ta vào thử thách về độ sâu của những thứ chúng ta chưa từng thử.

Chúng ta quên đi ước mơ thời bé của mình. Và thế là chúng ta vô tình bước vào con đường, được đưa đẩy bởi những người khác. Trưởng thành rồi, ước mơ dần được thay thế bằng những điều thực tế hơn, thậm chí, gió mưa và giông bão sẽ tìm đến, và nhấn chìm tất cả. Phần hiện thực khốc liệt trồi ra khỏi viễn tưởng và hoài bão to lớn về cuộc sống đã buộc chúng ta phải từ bỏ hoặc nhắm mắt đưa chân bán rẻ đi ước mơ khi xưa của chính mình.

Theo đuổi ước mơ bạn sẽ có thành công

Sẽ có lúc ước mơ bị che mờ, bị vùi dập trong những thử thách của cuộc sống khiến bạn không muốn nghĩ về nó nữa. Dù thế nào bạn cũng đừng bao giờ từ bỏ vì đó chính là ý nghĩa thực sự của cuộc sống, là điều cần thiết tạo nên sức mạnh của bạn. Bởi vì bạn đã hơn rất nhiều người chẳng có ước mơ, không biết mục đích phấn đấu. Có ước mơ, nghĩa là có thêm một con đường trải rộng trước mắt, là có thêm một cơ hội được bước qua cánh cửa cuộc sống.

Theo đuổi giấc mơ của chính mình, là chọn cách khó khăn hơn tất cả những con đường để dẫn đến thành công. Trên con đường chạm đến mơ ước ấy, bạn có thể chật vật, vấp ngã rất nhiều, hoặc thất bại rất nhiều. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ thành công. Bởi vì mọi nỗ lực và kỳ vọng luôn được đền đáp xứng đáng.

Và nhớ là, cho dù xảy ra chuyện gì, cũng đừng từ bỏ ước mơ! Bởi vì không chỉ có chúng ta thất bại mà những người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau cũng từng thất bại rất nhiều lần. Tuy nhiên, điều khiến họ lưu danh cho đến ngày nay vì họ không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.

- Albert Einstein đến năm lên 4 tuổi mới biết nói, và phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc. Thầy giáo từng nhận xét về ông như sau: "Chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn". Ông từng bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường bách khoa Zurich.
- Louis Pasteur chỉ là một sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp thứ hạng 15/22 ở môn Hóa.
- Tướng Douglas MacArthur từng bị từ chối gia nhập West Point không chỉ một mà đến hai lần. Đến lần thứ ba, ông mới được chấp nhận và đã lập nhiều chiến công ghi vào sử sách.
- Năm 1944, Emmeline Snively, giám đốc của hãng đào tạo người mẫu Blue Book từng nói với cô người mẫu triển vọng Norma Jean Baker (Marilyn Monroe) rằng: "Cô nên học làm thư ký hay lấy chồng đi thì hơn".
- Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói rằng: "Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế đã lỗi thời rồi!".
- Khi Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1876, nó đã không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Tổng thống Rutherford Hayes nói: "Đây quả thực là một phát minh gây ngạc nhiên, nhưng liệu có ai muốn sử dụng nó không?"
- Trước khi phát minh ra bóng đèn tròn, Thomas Edison đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thử nghiệm. Một phóng viên trẻ hỏi về cảm giác của ông sau khi thất bại quá nhiều lần như vậy. Ông nói: "Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần. Tôi phát minh ra bóng đèn tròn. Quá trình phát minh này có đến 2.000 bước".
- Sau nhiều năm thính lực bị giảm, đến năm 46 tuổi, nhà soạn nhạc người Đức LudwigVan Beethoven hoàn toàn không thể nghe được. Bất chấp điều đó, ông vẫn viết được những tuyệt phẩm âm nhạc - gồm năm bản nhạc giao hưởng - vào những năm cuối đời của mình.
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức