Sáng sớm ngày ấy, ai làm nghề gì thì đem đồ nghề ra khởi động nghề ấy. Khởi động lấy lệ, mang
tính hình thức. Đại khái, nhà nông thì mang lưỡi hái ra quơ cắt một ôm cỏ đem về cho trâu bò ăn
(nhưng chưa làm "động thổ"). Người buôn bán thì mở cửa hàng bán tượng trưng vài món gọi "bán lấy
ngày".
Thợ thầy cũng đem kéo, búa ra cắt đập ít cái để "gọi là". Nói chung đều có tính cách tượng trưng, gọi là "ra mắt Tổ nghề", mong Tổ sư, Tiên sư hộ độ suốt năm làm ăn phấn phát. Tất nhiên trong những ngày này, bàn thờ các ông Thần Tài, Thổ Địa và Tổ nghề đều rất tươm tất, hương đăng không tắt, hoa trái lúc nào cũng đầy ắp.
Sau lễ ra mắt, người ta lại tiếp tục ăn Tết. Nhà giàu ăn Tết đến hết ngày mùng Bảy hoặc hơn. Người lao động nghèo tranh thủ khai trương sớm. Mùng 4, mùng 6 hoặc mùng 9. Tránh các ngày mùng 5, vì mùng 5 là ngày "nguyệt kỵ" ("Mùng năm, mười bốn hăm ba, Đi chơi cũng thiệt, lọ là đi buôn"; "Mùng năm, mười bốn hăm ba, Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng"…), ngày mùng 7 (xấu), ngày mùng 8 thì không tiện (ăn chay, thường là ngày nghỉ xả hơi đối với một số người làm nghề lao động nặng nhọc - tu theo đạo Phật, ăn chay một tháng 6 ngày.
Vả lại, các hiệu buôn, hãng xưởng, nhân dịp thầy thợ tề tựu đông vui đầu năm, hầu như ai cũng muốn có một bữa ăn (tiệc) ngon lành, vui vẻ cho có trớn, nên nếu khai trương vào ngày chay lạt, chè chén gượng ép, không vui - cũng như bữa tiệc tất niên người ta cũng thường tổ chức trước ngày 29 Tết để tránh ngày ăn chay.
Thợ thầy cũng đem kéo, búa ra cắt đập ít cái để "gọi là". Nói chung đều có tính cách tượng trưng, gọi là "ra mắt Tổ nghề", mong Tổ sư, Tiên sư hộ độ suốt năm làm ăn phấn phát. Tất nhiên trong những ngày này, bàn thờ các ông Thần Tài, Thổ Địa và Tổ nghề đều rất tươm tất, hương đăng không tắt, hoa trái lúc nào cũng đầy ắp.
văn hóa luôn được duy trì. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tin tức)" title="Đạo thầy trò - nét văn hóa luôn được duy trì. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tin tức)" src="https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/02/02/Mung-Ba-ra-matai-ra-mat-ai_1.jpg" width="450">
Còn các thầy đồ, văn nhân, thi sĩ (nói chung là nghề cầm bút - nhà văn, nhà báo) thì "khai bút".
Với họ, đây là việc rất thiêng liêng nên từ bút, nghiên đến câu chữ phải hết sức đàng hoàng, ý
nghĩa. Thường thì họ làm câu đối, viết chữ Nho. Đó là ngày trước, còn nay đều viết chữ Quốc ngữ. Họ
viết ra sự mong muốn của mình, thí dụ: "Tân Xuân khai Thần bút, Bút cầu Vạn sự như ý", hoặc "Tân
niên khai Thánh bút, Bút cầu cả nhà Sức khỏe, Giàu sang, Hạnh phúc" v.v.
Đạo thầy trò - nét văn hóa luôn được duy trì. (Ảnh minh họa)
Sau lễ ra mắt, người ta lại tiếp tục ăn Tết. Nhà giàu ăn Tết đến hết ngày mùng Bảy hoặc hơn. Người lao động nghèo tranh thủ khai trương sớm. Mùng 4, mùng 6 hoặc mùng 9. Tránh các ngày mùng 5, vì mùng 5 là ngày "nguyệt kỵ" ("Mùng năm, mười bốn hăm ba, Đi chơi cũng thiệt, lọ là đi buôn"; "Mùng năm, mười bốn hăm ba, Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng"…), ngày mùng 7 (xấu), ngày mùng 8 thì không tiện (ăn chay, thường là ngày nghỉ xả hơi đối với một số người làm nghề lao động nặng nhọc - tu theo đạo Phật, ăn chay một tháng 6 ngày.
Vả lại, các hiệu buôn, hãng xưởng, nhân dịp thầy thợ tề tựu đông vui đầu năm, hầu như ai cũng muốn có một bữa ăn (tiệc) ngon lành, vui vẻ cho có trớn, nên nếu khai trương vào ngày chay lạt, chè chén gượng ép, không vui - cũng như bữa tiệc tất niên người ta cũng thường tổ chức trước ngày 29 Tết để tránh ngày ăn chay.
Bình luận của bạn