Thị trường các sản phẩm TPCN trong thời gian gần đây đang có nhiều "biến động"
Thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận công bố và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo
Thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận công bố hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thu hồi trên toàn quốc 9 sản phẩm mỹ phẩm từ Nhật Bản
Vì sao một lô dầu gội thảo dược Hanayuki bị thu hồi trên toàn quốc?
Nhiều cơ quan chung tay phối hợp
Được biết vừa qua, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 947/ATTP-PCTTR ngày 02/5/2025 đề nghị Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương; Cục Quản lý và Phát triên thị trường trong nước - Bộ Công thương; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điên tử - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. phối hợp trong công tác quản lý các sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tháo gỡ nội dung quảng cáo các sản phẩm nêu trên trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; ứng dụng thương mại điện tử; tăng cường quản lý các sàn thương mại điện tử, không để các sản phẩm giả , đã bị thu hồi được bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháo gỡ nội dung quảng cáo các sản phẩm nêu trên trên các webiste, đồng thời yêu cầu facebook, youtube xem xét, tháo gỡ , đóng các quảng cáo sản phẩm vi phạm nêu trên.
- Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công thương tăng cường công tác quản lý thị trường; kiểm soát việc lưu hành các sản phẩm vi phạm nêu trên, kịp thời xử lý các hành vi kinh đoanh hàng hoa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
Trước đó, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định đã yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử gỡ bỏ hàng nghìn sản phẩm vi phạm, trong đó có không ít thực phẩm chức năng có vấn đề về pháp lý hoặc thành phần. Tuy nhiên, Dáng Xuân Phục Linh đã bị cảnh báo là chứa chất cấm – vẫn tiếp tục xuất hiện công khai trên các nền tảng thương mại điện tử và một số trang bán hàng riêng lẻ.
Tình trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi: phải chăng việc chỉ đạo là có, nhưng triển khai lại không đồng đều? Cảnh báo được ban hành từ cấp trung ương, nhưng khâu giám sát thực tế lại thiếu quyết liệt, chậm chạp hoặc không đủ thẩm quyền xử lý đến cùng? Nếu vậy, đâu là hiệu lực thực sự của những công văn cảnh báo từ cơ quan cao nhất về an toàn thực phẩm?
Nhưng sản phẩm cấm vẫn còn!?
Theo ghi nhận vào ngày 14/5 của phóng viên Tạp chí Sức khoẻ+, sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh vẫn được bán trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada và trang chủ của Nhà Thuốc Minh Châu. Sau một thời gian dài cảnh báo và yêu cầu thu hồi, những trang web này hiện vẫn chưa gỡ bỏ sản phẩm và vẫn tiếp tục bày bán công khai.

Sản phẩm cấm vẫn ngang nhiên tồn tại trên "chợ thuốc mạng" - Ảnh chụp màn hình.
Phải chăng, công văn chỉ dừng lại ở việc gửi đi, còn hành động thực tế trên thị trường thì chưa thể triển khai một cách đồng bộ? Liệu việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan đang tồn tại độ trễ, thiếu cơ chế ràng buộc rõ ràng hoặc chưa đủ sức răn đe?
Sản phẩm từng bị đình chỉ… vẫn xuất hiện?
Cũng trong ngày 14/5, một sản phẩm Best Slim Collagen với mẫu mã và kiểu dáng tương tự với sản phẩm đã bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo thu hồi lại được bán trên website Thienmypharma.com.vn. Đây là trang web có gắn dấu “Đã thông báo với Bộ Công Thương”. Đáng chú ý, "Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm" được đính kèm trên trang lại từ thời điểm năm 2016 – tức đã hết hiệu lực pháp lý từ lâu.

Mẫu mã của 2 sản phẩm được cho là tương tự nhau.

Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được đăng tải trên trang web đã hết hạn từ năm 2019 - Ảnh chụp màn hình.
Không dừng lại ở Best Slim Collagen, phóng viên còn phát hiện một trường hợp khác đáng lưu tâm khi tra cứu từ khóa “Best Slim”: sản phẩm Best Slim USA, từng bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành từ cách đây cả chục năm, vẫn đang được rao bán công khai trên Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam.
Theo ghi nhận, bao bì, kiểu dáng, tên gọi của sản phẩm Best Slim USA hiện nay hầu như không có gì khác biệt so với sản phẩm đã từng bị đình chỉ. Tuy nhiên, phần “tiểu tiết” lại được thay đổi: thông tin về thương nhân chịu trách nhiệm phân phối hoàn toàn khác, nguồn gốc xuất xứ cũng khác. Cùng một cái tên, cùng một bao bì, nhưng lại có thể “thay ruột”, “đổi chủ” và dễ dàng quay lại thị trường.

Sản phẩm Best Slim USA đã bị thu hồi lâu nhưng vẫn xuất hiện dưới bao bì cũ, chỉ "đổi chủ" - Ảnh chụp màn hình.
Như vậy, nếu một sản phẩm từng bị thu hồi có thể quay lại thị trường với hình thức tương tự như cũ, thì người tiêu dùng sẽ dựa vào đâu để phân biệt sản phẩm hợp pháp và sản phẩm từng bị cảnh báo? Việc nhận diện trở nên khó khăn, nhất là khi thông tin trên bao bì dễ gây nhầm lẫn, còn dữ liệu lưu hành không phải lúc nào cũng được công khai minh bạch.
Thực trạng này cũng cho thấy công tác hậu kiểm và giám sát thị trường vẫn còn nhiều thách thức. Khoảng trống giữa quản lý giấy tờ và thực tế lưu hành sản phẩm dường như đang bị một số đơn vị lợi dụng để hợp thức hóa các sản phẩm từng có vấn đề về pháp lý.
Cuối cùng, trong khi chờ các cơ quan chức năng tiếp tục vào cuộc, xử lý triệt để và minh bạch hơn các thông tin liên quan, người tiêu dùng chỉ còn biết tự bảo vệ mình bằng cách tỉnh táo, cẩn trọng hơn trong lựa chọn sản phẩm. Nhưng liệu như thế đã đủ? Ai sẽ là người đứng ra bảo đảm rằng những cảnh báo về sức khỏe cộng đồng không bị trôi đi một cách im lặng giữa dòng chảy hàng hóa đang ngày càng khó kiểm soát trên không gian mạng?
Bình luận của bạn