Sản phẩm xịt họng và nước ngậm răng miệng Nhất Nhất được cho là vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành
Phạt 100 triệu đồng Công ty Cổ phần US Pharma USA
Quảng cáo sai lệch, đa cấp New Image Việt Nam bị xử phạt
2 doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
Xử phạt người dùng smartphone không cài ứng dụng khai báo y tế?
Thông tin gây nhầm lẫn, vi phạm Luật Cạnh tranh
Theo kết luận của cơ quan chức năng, Công ty TNHH Nhất Nhất (sau đây gọi tắt là Nhất Nhất) đã cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm về một số sản phẩm như: sữa rửa mặt Lenka, nước ngậm răng miệng Nhất Nhất, dung dịch xịt họng Nhất Nhất và xịt họng Nhất Nhất Kid. Hành vi này được xác định nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành.
Theo Báo Pháp Luật đưa tin, Nhất Nhất đã tích cực hợp tác trong quá trình điều tra và thực hiện cải chính công khai trên các kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp như website (https://nhatnhat.com), kênh YouTube, song mức phạt hành chính vẫn được đưa ra nhằm đảm bảo tính răn đe.
Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại trên các trang mạng xã hội và website này, không tìm thấy bất cứ bài viết “cải chính công khai” nào.

Kênh YouTube của Nhất Nhất hiện chưa tìm thấy thông tin cải chính - Ảnh chụp màn hình.
Tiền lệ vi phạm và phản ứng từ người tiêu dùng
Đây không phải lần đầu Nhất Nhất vướng vào lùm xùm liên quan đến quảng cáo. Vào tháng 5/2016, doanh nghiệp này từng bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xử phạt 30 triệu đồng vì quảng cáo thuốc hoạt huyết Nhất Nhất sai nội dung đã đăng ký.
Ngay sau khi thông tin xử phạt được công bố, nhiều người tiêu dùng đã bày tỏ sự đồng tình, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng mức phạt 200 triệu đồng là quá nhẹ so với quy mô quảng cáo và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Nhiều ý kiến từ người dân cho rằng cần thanh kiểm tra toàn diện không chỉ hoạt động quảng cáo mà cả chất lượng thực tế của các sản phẩm do Nhất Nhất phân phối.
Như vậy, với những vi phạm liên tiếp và phản ứng mạnh mẽ từ dư luận, các chuyên gia và người tiêu dùng cho rằng cần siết chặt hơn nữa công tác kiểm soát nội dung quảng cáo, đồng thời tăng cường thanh tra các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm để bảo vệ quyền lợi người bệnh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bình luận của bạn