Trẻ ăn gì ngày Tết để tránh táo bón?

Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ

Giấm táo dùng không đúng cách sẽ gây họa thế này

Phòng ngừa táo bón cho bé bằng món cháo đậu xanh

Cho trẻ ăn đu đủ chín để trị táo bón

Những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mà cha mẹ cũng chẳng ngờ đến

Thạc sỹ Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trả lời: 

Chào bạn!

Với trẻ em, ngày Tết là ngày các cháu mong chờ nhất. Bởi vì ngày thường, các cháu hay bị bố mẹ, ông bà cấm đoán không được ăn cái nọ, cái kia. Nhưng đến ngày Tết, người lớn thường lơ là, để cho trẻ con ăn uống thỏa thích. Khi trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều thịt thì sẽ bị táo bón. Vì khi ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều thịt thì cơ thể bị thiếu chất xơ, khi ăn quá nhiều chất đạm, cơ thể cần rất nhiều nước để chuyển hóa chất đạm. Đạm vào cơ thể chuyển hóa thành ure, ure thải trừ qua nước tiểu, khi đi tiểu nhiều thì dẫn tới kích thích ruột già, khiến thành ruột tăng sự hấp thụ nước, khiến phân khô cứng lại, gây táo bón. Cộng thêm vào đó lại ít ăn rau, không chịu uống nước lọc mà lại uống nước ngọt, nước có gas, nước có chất caffein. 

Đối với nhiều cháu, ăn rau là một sự cực hình. Chúng ta nên ép trẻ ăn từ từ. Thực ra đây là lỗi từ chính bố mẹ. Bởi ngay từ nhỏ, chúng ta đã phải tập thói quen cho con trẻ ăn rau, ngay từ khi lúc còn ăn dặm. Chúng ta nên chọn các món rau mà cháu yêu thích, thay đổi cách chế biến, tăng cường cho trẻ ăn hoa quả tươi, có tính chất nhuận tràng như bưởi, chuối, thanh long...

Có thể thay vì cho trẻ ăn bánh, kẹo ngọt thì ta cho cháu ăn sữa chua hàng ngày, uống các loại nước quả ép, nước rau củ quả luộc. Hoặc có thể nấu rau thành dạng súp, dạng canh để cho các cháu ăn, giúp tránh táo bón trong dịp Tết.

Ngoài ra, để tránh cho trẻ bị táo bón, cha mẹ phải tập cho trẻ đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày. Cần phải tập cho trẻ rặn đi ngoài, hàng ngày đều đều massage bụng cho trẻ, để kích thích cơn đi ngoài của trẻ. Cần phải hết sức kiên nhẫn, vì táo bón là vấn đề rất hay tái đi tái lại, do đó phải duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh một cách thường xuyên, bền vững nếu không táo bón sẽ lại quay lại và hậu quả ngày càng khó khăn hơn.

Khi thấy con bị táo bón, không nên ra ngay hiệu thuốc mua một loại thuốc điều trị táo bón, gây tiêu chảy, gây ra những hậu quả không như mong muốn. Thuốc điều trị táo bón phải được bác sỹ kê, mới được dùng, không được lạm dụng thuốc.

Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn! 

Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị