Ăn trầu thuốc có thể gây tổn thương niêm mạc miệng
Ðau mắt đỏ có nên xông lá trầu?
Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư miệng
Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng
Dùng nước súc miệng sai cách: Dễ mắc ung thư miệng
Lá trầu có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng như tụ cầu, subtilit và trực khuẩn coli, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm. Lá trầu còn được dùng để đánh gió, trị mụn hoặc bệnh viêm chân răng do chất Polyphenol kháng khuẩn, diệt các tụ cầu, trực khuẩn coli. Quả cau có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt cau làm tê liệt thần kinh giun, sán khiến chúng không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, bản thân các thành phần có trong miếng trầu có tính diệt khuẩn cao, vì thế đa phần người ăn trầu không bị sâu răng, răng chắc hơn. Người ăn trầu cũng thường nhai và nhả ra nước chứ không nuốt nên không ảnh hưởng đến dạ dày hay nội tạng bên trong. Nhưng thành phần vôi có trong miếng trầu chính là nguy cơ dẫn đến có thể gặp các biến chứng về răng miệng, vòm họng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tỷ lệ có tổn thương tiền ung thư ở những người ăn trầu là 1,71%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi (theo thời gian ăn trầu). Tuổi ăn trầu nhiều nhất đó là 55 – 64 tuổi và 65 – 75 tuổi. Người ăn trầu cùng với thuốc có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cao gấp 3 lần so với người không có thuốc. Người ăn cau khô có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cao hơn người ăn cau tươi 5 lần.
Chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ôm sát, giúp hàm chắc, không lung lay. Tuy nhiên, khi ăn trầu không nên ăn cau quá nhiều cau vì có thể làm bỏng niêm mạc miệng, chảy máu răng, môi nứt khô. Một số người nghĩ rằng, ăn trầu nghĩa là làm cho răng miệng sạch rồi, không cần phải đánh răng hoặc đi khám định kỳ. Đây là quan điểm sai lầm bởi trầu không thay thế được các loại thuốc điều trị răng miệng, hơn nữa ăn trầu sẽ khiến răng bị vàng, gây mất thẩm mỹ.
Để đảm bảo sức khoẻ, mọi người không nên lạm dụng thói quen ăn trầu, có thể mỗi tuần dùng một vài miếng, không nên ăn kèm thuốc lào vì dễ gây nhiễm độc. Khi ăn trầu không nên nuốt mà nhổ bỏ toàn bộ nước, bã trầu, tốt nhất là súc miệng sạch sau khi ăn.
Bình luận của bạn