Phật đã dạy rằng, vợ chồng gặp gỡ đến được với nhau cũng là do nhân duyên và luật nhân quả.
Phật dạy 7 kiểu quý nhân đừng bao giờ để mất trong cuộc đời
Phát tâm bồ đề, ấy là chánh niệm
Phát hiện ngôi đền Phật giáo cổ nhất
4 ứng dụng Phật giáo trong cuộc sống
Vậy, Nhân duyên là gì? Nhân duyên vợ chồng là gì?
Nhân là yếu tố chính để làm ra sự sinh khởi. Duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân được sinh khởi. Hạt lúa là hiện thân của cây lúa, qua tiến trình sinh trưởng của hạt lúa, từ lúc gieo trồng cho đến khi gặt hái, như vậy hạt lúa là Nhân, gieo trồng là Duyên.
Nói về nhân duyên vợ chồng, Phật đã dạy rằng, vợ chồng gặp gỡ đến được với nhau cũng là do nhân duyên và luật nhân quả. Nhân duyên bao hàm thiện duyên và ác duyên. Người chồng, người vợ nhờ thiện duyên đến với nhau để báo ân sâu nặng được nhận từ tiền kiếp hoặc do ác duyên mà tụ hợp để trả những sân hận, oán thù đã phải chịu đựng ở những kiếp trước đó.
Vậy, làm thế nào để hóa giải ác duyên và nuôi dưỡng mối nhân duyên vợ chồng tốt đẹp trong kiếp hiện tiền?
Trong xã hội hiện đại, gia đình chính là tế bào của xã hội; Gia đình hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh. Vậy làm thế nào khi tiếng cười và những khuôn mặt hạnh phúc không còn tồn tại trong một gia đình? Tại sao người chồng, người vợ không tìm niềm vui nơi người bạn đời đầu gối tay ấp bao năm của mình mà phải cậy nhờ những niềm vui tạm gọi là qua đường, tạm gọi là giả tạm cho thú vui vật chất hoặc cho những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ?
Vận dụng kiến thức của Đức Thế Tôn, ác duyên chồng vợ do hậu quả của nghiệp duyên tiền kiếp không phải là không có cách hóa giải. Khi người vợ, người chồng trong gia đình hoặc tìm niềm vui thú bên người thứ ba, hoặc tìm sự thư giãn bên những thú vui vật chất mà bỏ mặc các thành viên khác trong nhà, việc đầu tiên mà người đối tác nên làm đó chính là dừng lại, dùng trí huệ nhìn sâu và thấy rõ cái gốc gác của vấn đề. Nguyên nhân có thể do bản tính con người, cũng có thể do sự thay đổi, xáo trộn, sự bất mãn trong công việc khiến tâm tính con người thay đổi thất thường. Một khi đã nhìn rõ được nguyên nhân, người ta sẽ tránh khỏi việc đổ lỗi cho nhau và tự đổ lỗi, dằn vặt bản thân tự gây đau khổ cho mình một cách không cần thiết. Việc thấu rõ nguyên nhân cũng có tác dụng vô cùng to lớn, đó là bước đầu giúp khởi duyên yêu thương, sự đồng cảm và chia sẻ của các thành viên trong gia đình.
Sau quá trình suy nghĩ, thấu biết và khởi tâm yêu thương, bước tiếp theo để chuyển những nghiệp duyên trong gia đình thành những trái ngọt, quả lành chính là đối thoại trong chánh niệm giúp người chồng/người vợ có hành động, tư tưởng lầm lỡ được trở về với chánh niệm và trở về với suối nguồn yêu thương của gia đình. Trong trường hợp tình đã cạn và duyên đã tuyệt, đối thoại trong suy nghĩ chánh niệm dưới ánh sáng của định, tuệ cũng có tác dụng giúp cho mâu thuẫn giải quyết một cách ôn hòa, đôi bên đều không oán trách, dằn vặt bản thân hay tán thán đối tác của mình.
Trong hoàn cảnh nào, một trí huệ minh mẫn cũng luôn giúp không chỉ bản thân mà những người xung quanh mình có một cuộc sống tinh thần tinh tấn, thân, tâm an lạc. Việc rèn luyện chánh niệm và quán chiếu hơi thở chánh niệm cần được thực tập mỗi giây, mỗi phút để hạnh phúc lan tỏa từ tâm góp phần xây dựng một thế giới với đầy đủ vẻ đẹp của chân, thiện, nhẫn như lời Đức Thế Tôn đã luôn dạy khi xưa.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức
Bình luận của bạn