Những nguyên tắc nuôi dạy con nên Người

Muốn con lớn lên là người tốt, việc giáo dục con cái phải được ưu tiên hàng đầu

Hỏi đáp về đạo Phật: 5 phút thông tỏ

Thiền: Hiểu đúng để luyện tâm

4 ứng dụng Phật giáo trong cuộc sống

Ý nghĩa và nguồn gốc của lá cờ Phật giáo

Ai cũng mong muốn được sống cuộc đời bình yên, vợ chồng hạnh phúc, con cái thuận hòa, hiếu thảo. Muốn có một đứa con khỏe mạnh, thông minh, có nhiều đức tính tốt, lớn lên sẽ là người chân chính, xây dựng xã hội phồn vinh, việc giáo dục con cái phải được đặt lên hàng đầu.

Những bổn phận của cha mẹ theo triết lý Phật giáo

Yêu thương

Theo Đức Phật, yêu thương và chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ. Nuôi dưỡng một đứa trẻ là giúp đứa trẻ đó phát triển. Cha mẹ giúp con cái có được sự tiến bộ nội tâm, có tri kiến, có khả năng và thành công trong đời. Nỗ lực hoàn thành được những điều này là đã thực hiện được bổn phận làm cha mẹ…

Giúp con cái kiềm chế, tránh xa những hành động bất thiện 

Cha mẹ là “những vị thầy đầu đời” của con cái. Cha mẹ cần có những biện pháp nào để ngăn cản những hoàn cảnh có thể lôi kéo con cái họ vào những hành động bất thiện? Đức Phật không tin rằng một phương pháp mạnh, như trừng phạt, đánh đập sẽ giúp cho các bậc cha mẹ đạt được mục đích này.

Khuyên nhủ là một phương cách hữu hiệu để giúp con cái không đi theo những cách sống tai hại. Nhưng trước hết, chính cha mẹ phải là những người gương mẫu: “Trước khi giáo huấn ai, phải tự xét lại mình. Có thể người nói mới không phạm sai lầm”.

Cha mẹ hãy dạy con cứ sống chung với sự lo lắng, nhưng đừng để nó đe dọa hay làm con hoảng sợ

Dạy con hành động thiện

Hành vi thiện ý chỉ những lời nói, hành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác ái và trí tuệ. Đức Phật khuyến khích cha mẹ ươm trồng những tư tưởng và hành động này cho con cái họ. Với sự tận tâm dạy bảo của cha mẹ, con cái sẽ có thể có được những đức tính này. 

Giáo dục hướng nghiệp cho con

Về điều này, cha mẹ có thể trực tiếp dạy con cái họ, mà cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những người có khả năng.

Gửi con cái đi học ở các trường, theo dõi, và lo giúp đỡ chi phí học hành, là một số cách cha mẹ làm để chuẩn bị cho con cái có một nghề nghiệp.

Giúp con cái chọn bạn đời

Ngày nay, bổn phận này của cha mẹ có vẻ như không còn quan trọng, rằng cha mẹ cần phải để cho con cái tự chọn người bạn đời của mình. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của cha mẹ vẫn có thể là một đóng góp ích lợi cho con cái trong việc chọn lựa bạn đời. Vì không từng trải, những người trẻ tuổi có thể vội vàng kết luận rằng, họ có thể chọn lựa sai, dẫn đến những sai lầm.

Sự hướng dẫn của cha mẹ có thể giúp những người trẻ tuổi chọn lựa bạn đời một cách khôn ngoan, do đó giảm bớt những xung đột trong mối liên hệ vợ chồng.

Trao của thừa kế cho con đúng thời điểm

Dĩ nhiên Đức Phật không bảo cha mẹ phải giao hết tất cả tài sản gia đình cho con cái họ, để trở thành người vô gia cư vào lúc cuối đời. Thay vào đó, Đức Phật khuyên họ nên chuyển giao một phần tài sản gia đình cho con cái ở một thời điểm thích hợp, giúp đỡ con cái đỡ vất vả hơn trong đường đời.

5 nguyên tắc dạy con theo triết lý Phật giáo

Luôn giữ tâm trí ổn định

Theo Phật giáo, cuộc sống là một dòng chảy không ngừng. Vì vậy, sự ổn định của đời người không bao giờ đến từ hoàn cảnh bên ngoài. Thay vào đó, chúng ta có thể chọn cách trau dồi để có một tâm trí ổn định.

Phật giáo khuyến khích tất cả mọi người đón nhận và đối diện với tất cả bằng thái độ bình thản.

Mọi thứ là vô thường – Hãy đón nhận!

Theo quan niệm Phật giáo, mọi thứ là vô thường, hãy mở rộng cửa để đón nhận những khái niệm về vô thường vào trong cuộc đời của mình; Bởi lẽ, chúng ta sẽ không thể nào trốn tránh được nó.

Từng ngày một, chúng ta và con học cách chấp nhận, chứ không sợ hãi sự thay đổi của cuộc đời. Bố mẹ hãy dạy con biết rằng, thay đổi là tự nhiên, và cách đối xử tốt nhất với vô thường không phải là oán giận mà là cảm ơn, cảm ơn vì nhờ đó mà mỗi ngày trôi qua luôn khác nhau và là duy nhất.

Sống chung với lo lắng

Lo lắng không phải là dấu hiệu của sai lầm, mà nó chỉ đơn thuần là kinh nghiệm khi chúng ta sống chung trong một thế giới vô thường.

Hãy dạy con cứ sống chung với sự lo lắng, nhưng đừng để nó đe dọa hay làm con hoảng sợ.

Chú ý đến cảm xúc của con

Phật giáo khuyến khích con người chú ý đến các biến động của cuộc sống và quan trọng hơn là cảm xúc của bản thân trước những biến động đó. Vì lý do này, cảm xúc không phải đơn thuần là “tốt” hay “xấu”, đó là những gì chúng ta cảm nhận được về chính mình và về cuộc sống.

Tin tưởng con

Một vị tăng đã từng nói: Khi bạn đi bộ nhiều, chân bạn sẽ bị đau. Nếu cứ tiếp tục đi, lớp da bàn chân sẽ dày lên, cứng cáp và giúp bạn đi đến bất kỳ đâu bạn muốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mang một đôi giày để bảo vệ chân.

Các bậc cha mẹ luôn muốn là đôi giày êm ái và mềm mại cho bàn chân của con mình, giúp con an toàn trên mỗi bước đi, thay vì để con có được lớp da chân cứng cáp để tự vượt trở ngại. Nhưng, cha mẹ có thể bảo vệ con đến khi nào?

Vì một lúc nào đó con sẽ phải tự mình sống tiếp cuộc đời mình, cha mẹ hãy tin tưởng vào sự kiên cường của con.

“Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lý do vì sao lại như vậy: Thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời. Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ "lớn tốt", như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi. Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Mộc Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức