Phong thủy tốt cho sức khỏe: Sinh khí kém, sát khí thịnh dễ gây bệnh
Cách nhận biết vận khí tốt - xấu của một căn nhà
Phòng ngủ: Sai phong thủy, vợ chồng dễ chia ly
6 vật phẩm phong thủy giúp chiêu tài hứng lộc
Cách đặt bàn thờ hợp phong thủy, phát may mắn
Khái niệm “khí” (Qi) của người Trung Quốc lần đầu tiên được ghi lại trong Thập dực thời Chiến quốc (403 - 221 TCN) và được gộp vào Chu Dịch mà về sau được đổi tên thành Kinh Dịch. Có 3 loại khí:
Sinh khí: Con người có thể nhận ra được khí này bằng các giác quan là thị giác - khứu giác - thính giác - xúc giác - vị giác. Giả sử, bạn đang dạo chơi trong một khu vườn nhiều cây xanh mướt, hoa lá rực rỡ (mắt nhìn) tràn đầy hương thơm (mũi ngửi), nghe thấy tiếng chim hót líu lo, nước chảy róc rách vui tươi (tai nghe), được sờ vào những cánh hoa mịn màng, giọt sương mát lành (cảm nhận bằng làn da) và ăn những trái cây ngọt lịm (vị giác)... Tất cả đều tác động tốt tới tâm trạng, tinh thần và sức khoẻ. Ngoài ra còn có loại “giác quan thứ 6” vô cùng trừu tượng và huyền bí. Nó có thể là cảm giác đoán đối phương yêu thích mình, rung cảm khi sắp được tặng quà hay chờ đón một thành công trong tầm với... Sinh khí này giống như sự tự tin và mãn nguyện.
Sinh khí chính là khí tích cực, chứa các luồng khí lành, bồi bổ sức khoẻ và giúp bạn hạnh phúc
Sát khí: Tương tự như trên, nếu bạn bị bỏ rơi một mình trên sa mạc, dưới cái náng chói chang, xung quanh chỉ toàn cát trắng (mắt nhìn) với mùi khét do cháy nắng, mùi mồ hôi kinh tởm (mũi ngửi), không gian yên ắng đến đáng sợ (tai nghe), đi trên làn cát nóng rát (cảm nhận bằng làn da) và miệng thì khô khốc (vị giác), lúc này bạn mất hết hy vọng, lờ mờ nhận ra sự chết chóc (giác quan thứ 6). Điều đó làm bạn buồn bã, đau khổ và mất hết niềm tin.
Đây chính là sát khí - khí tiêu cực, luồng khí ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tâm trạng
Khí “mũi tên độc”: “Hơi thở giết người” này được “bắn” vào bạn như một viên đạn, một mũi tên. Vật sinh ra loại khí này có thể là những con đường đâm thẳng cửa ra vào hay cửa sổ, là những cạnh sắc, nhọn của đồ vật... Tóm lại, là bất cứ thứ gì chĩa thẳng vào bạn. Đây là loại khí dữ gây ra bất hạnh, bệnh tật, tai hoạ cho nạn nhân.
Ngoài ra, khí còn được người Nhật Bản gọi là Ki, người Hindu gọi là Prana, người Hy Lạp gọi là Pneuma, Ai Cập là Ankb, người Do Thái gọi là Ruab, thổ dân Úc gọi là Arunquiltba...
Suốt 14 thế kỷ, Aelius Galenus (hay còn gọi là Claudius Galenus và Galen của Pergamum là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp) đã thống trị khoa sinh lý cũng như giải phẫu ở châu Âu (khoa khí học (pneuma-tology). Theo ông, quy trình sự sống bắt đầu bằng ba cái “hồn” (hay “khí” - pneuma) có thể chỉ huy thân xác: Lý hồn trong não chỉ huy cảm giác và cử động; Nộ hồn trong tim kiểm soát các đam mê; Dục hồn trong gan tạo sự dinh dưỡng. Sau khi được hít vào, không khí được biến đổi thành pneuma bởi phổi rồi biến đổi từ pneuma này sang một loại pneuma khác.
Yoga, dưỡng sinh, khí công... vận dụng triệt để khí để có lợi cho thể chất, tâm thần con người
Cùng lý thuyết trên, hệ thống yoga chỉ ra kỹ thuật để đạt được sức khỏe và sự bình an trong tâm trí bằng khí. Theo đó, sức khỏe mang lại sự bình an và còn sự bình an đem lại sức khỏe. Con người có thể đạt được cả hai bằng cách sống tăng cường cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Sức khỏe tinh thần giúp con người có khả năng đương đầu với stress trong cuộc sống hằng ngày một cách tích cực. Một số bệnh và triệu chứng liên quan tới stress bao gồm: Suy tuyến thượng thận, mất ngủ, đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm, lo lắng, bệnh tim mạch, đột quỵ, lạm dụng thuốc...
Cho dù bạn quyết định gọi khí là gì thì việc nhận biết, điều chỉnh và định hướng sức sống vô hình này vì lợi ích sức khoẻ và hạnh phúc là việc phong thuỷ để cập tới. Bên cạnh việc sử dụng phong thuỷ để cân bằng khí môi trường sống, người Trung Quốc còn sử dụng châm cứu để khôi phục cân bằng khí trong cơ thể. Họ cho rằng, mỗi bên cơ thể có 14 dòng khí chính liên kết với nhau (kinh mạch) và có khoảng 360 huyệt châm cứu. Các kinh mạch này tương ứng với một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, khi cơ thể mất cân bằng (bị bệnh) thì kim châm châm cứu kích thích các huyệt, qua đó đả thông khí.
Bình luận của bạn