Trẻ bị khiếm thính do đâu?

Nếu phát hiện muộn, trẻ khiếm thính sẽ bị tàn tật hay điếc vĩnh viễn

Sàng lọc khiếm thính cho gần 11.000 trẻ tại Nam Định

Vì sao phải tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?

Người điếc có thể nghe bằng... lưỡi?

Điếc đột ngột: Vì sao nên nỗi?

Trả lời:

Bác sỹ Nguyễn Tuyết Mai - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết:

Chào bạn, trẻ bị khiếm thính là trẻ bị suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn sức nghe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu độ mất thính lực trung bình từ 50dB trở lên, hay nói cách khác trẻ không nghe được trọn vẹn câu nói (nói chuyện bình thường) ở khoảng cách 1m là trẻ khiếm thính. Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80dB, nghĩa là chỉ nghe được những tiếng động mạnh, kề sát tai, thường những trường hợp này gọi là điếc, đi kèm theo điếc là bị mất ngôn ngữ  (câm).

Khiếm thính là loại khuyết tật khó nhìn thấy được và hầu hết trường hợp phát hiện khi trẻ đã lớn, đến tuổi đi học. Nếu can thiệp sớm trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ như bình thường và thoát khỏi dị tật. Nếu phát hiện muộn, trẻ khiếm thính sẽ bị tàn tật hay điếc vĩnh viễn. Khiếm thính mắc phải liên quan đến tuổi và mức độ tiếp xúc với tiếng ồn, hay gặp gấp hàng trăm lần khiếm thính bẩm sinh. Tỷ lệ gặp khiếm thính bẩm sinh do di truyền khoảng 50%, 25% do bệnh lý khi có thai và 25% không tìm thấy nguyên nhân. 

Bạn nên đưa con đi khám chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa di truyền học. Nếu tìm được nguyên nhân khi đó mới có thể có phương pháp chẩn đoán tiền sản sớm cho bạn.

Chúc bạn sức khỏe!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị