Người điếc có thể nghe bằng... lưỡi?

PGS.TS. John Williams, TS. Leslie Stone-Roy và JJ Moritz - sinh viên trường Đại học Bang Colorado

Vì sao phải tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?

Sàng lọc khiếm thính cho gần 11.000 trẻ tại Nam Định

Điếc vì thuốc nhỏ tai

Bỗng dưng bị... điếc

Thiết bị này được phát triển bởi TS. John Williams, TS. Leslie Stone-Roy và JJ Moritz - sinh viên trường Đại học Bang Colorado. Với thiết bị này, người khiếm thị có thể nghe được bằng cách chạm lưỡi vào nó. 

"Sử dụng thiết bị này đơn giản hơn rất nhiều so với việc phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử", John Williams - Phó Giáo sư khoa Công nghệ cơ học, Đại học Bang Colorado, cho biết, "chúng tôi tin rằng thiết bị này có thể giúp đỡ nhiều người hơn với chi phí rẻ hơn".

PGS.TS. Williams đã dành phần lớn sự nghiệp cho việc phát triển hệ thống phóng điện cho tàu vũ trụ, do đó, ông phải tiếp xúc với nhiều thiết bị chân không mạnh được sử dụng để mô phỏng những điều kiện bên ngoài khí quyển. Hậu quả là ông bị chứng ù tai.

Trong khi tìm hiểu về ốc tai điện tử, ông đã quyết định chế tạo một phiên bản mới ít xâm lấn hơn dành cho chính mình.

Các nhà khoa học đang thử nghiệm thiết bị "nghe bằng lưỡi" mới

Ốc tai điện tử tiếp nhận âm thanh từ môi trường, chuyển nó thành tín hiệu điện tử và truyền trực tiếp đến dây thần kinh thính giác. Thiết bị của PGS. Williams hoạt động theo cách tương tự, thu nhận âm thanh từ microphone ở tai và gửi nó đến bộ phận ở miệng qua Bluetooth. Sau đó, thay vì truyền tín hiệu lên tai, nó sẽ truyền tín hiệu tới nhiều dây thần kinh cảm giác nằm ở lưỡi.

Sau một năm thử nghiệm, PGS. Williams và cộng sự đã hoàn thiện các mẫu đầu tiên và nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế. Ông cũng đã thành lập một công ty để đưa thiết bị này ra thị trường.

Theo PGS.TS. Leslie Stone - Roy, người sử dụng sẽ "dịch" thành thạo các tín hiệu gửi tới lưỡi thành âm thanh trong vòng hai tháng. “Bộ não chúng ta rất linh hoạt”, bà cho biết, “não có thể thay đổi và thích nghi với những thay đổi trong thông tin đầu vào, nhất là những kích thích quan trọng với cá nhân”.

Mẫu thử hiện tại là một thiết bị khá lớn, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có thể thu nhỏ nó để mang trong miệng.

Kim Chi H+ (Theo telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng