Tránh tình trạng "học nhồi sọ" mỗi kỳ thi tới
Hà Nội công bố danh sách 8 cụm thi THPT quốc gia
Chính thức công bố danh sách 38 cụm thi THPT quốc gia 2015
6 tip "nâng cấp" trí nhớ từ chuyên gia
5 bí kíp giúp con tăng cường trí nhớ
Làm thế nào để giảm tải áp lực cho con, em và có thể giúp các em khắc phục tình trạng học nhồi nhét, “học trước quên sau”. PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thi Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM.
Thưa PGS.TS Nguyễn Thi Hùng, thường vào giai đoạn “chạy nước rút” chuẩn bị cho mùa thi cam go phía trước, các thí sinh bù đầu vào học, nhồi nhét kiến thức nhưng lại khó tiếp thu bài, học trước quên sau. Theo PGS đâu là nguyên nhân của tình trạng này ạ?
Năm nay các em phải trải qua kỳ thi kép THPT và Đại học - Cao đẳng đồng nghĩa với áp lực sẽ nặng nề hơn, nào là lo lắng về khối lượng bài vở, cấu trúc đề thi, kỳ vọng của phụ huynh… Tâm lý thí sinh là cứ cận kề ngày thi là gắng nhồi nhét, dồn ép thật nhiều kiến thức, bài vở. Tuy nhiên, trái với mong muốn đó, các em lại rơi vào cảnh học trước quên sau, học nhiều mà thu nhận kiến thức ít ỏi.
Trong thời gian nhất định, não chỉ tiếp thu một lượng kiến thức nhất định. Nếu các em cứ cố gắng nhồi nhét, thu nạp bằng hết kiến thức sẽ làm não kiệt sức. Đây chính là lý do khiến cho tình trạng học nhiều mà tiếp thu chẳng được bao nhiêu, rơi rớt bài học. Không tiếp thu được bài mà kỳ thi đang “đuổi sau lưng” lại càng khiến các em căng thẳng và học đâu lại quên đó.
Các sỹ tử có thể ôn tập theo nhóm để giảm căng thẳng và áp lực bài vở
|
Với những áp lực và việc nhồi nhét kiến thức như vậy ảnh hưởng thế nào đến tinh thần, sức khỏe của sỹ tử trong mùa thi và sau này thưa ông?
Hầu như năm nào, cứ cận kề mùa thi là các bác sỹ chuyên khoa thần kinh lại tiếp nhận khám cho nhiều trường hợp stress quá mức do học hành. Có trường hợp các em học bao nhiêu quên hết bấy nhiêu khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh ăn không ngon, bỏ bữa, rối loạn tiêu hóa hay ngủ trễ, mất ngủ khiến sức khỏe yếu đi. Hậu quả đoán trước được là thí sinh sẽ làm bài không tốt khiến bao nhiêu cố gắng trở thành công cốc.
Ngoài ra, càng căng thẳng, não “chạy” hết công suất là điều kiện để các “độc chất” gốc tự do sản sinh càng nhiều và tấn công não. Đặc điểm của các gốc tự do này là “ưa thích” tấn công các tổ chất chứa nhiều chất béo như não và khiến não hoạt động kém hiệu quả. Lâu dần dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, tiền đề của các bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer…
PGS.TS Nguyễn Thi Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM
Với những chia sẻ của PGS, có thể thấy áp lực thi cử và học nhồi nhét không chỉ ảnh hưởng đến kết quả mùa thi của sỹ tử mà còn gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này thưa PGS? Vai trò của phụ huynh trong việc “tiếp sức” cho thí sinh ra sao?
Theo tôi, điều quan trọng nhất đối với sỹ tử là tinh thần thoải mái và học đúng phương pháp. Não cũng cần được nghỉ ngơi vì vậy các sỹ tử cần ngủ đủ (7 đến 8 tiếng/ngày) bao gồm cả giờ ngủ trưa, khi đi ngủ cần tắt điện thoại, máy tính, tắm nước ấm, phòng ngủ không để nhiều sách vở; Tránh stress; Dành thời gian để tập thể dục thể thao.
Về phía phụ huynh, cần biết cách chia sẻ với con, không tạo thêm áp lực cho thí sinh. Bồi bổ dinh dưỡng cho các em không nên quá đà, đừng thấy gì bổ dưỡng cũng ép con ăn. Các em cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, cung cấp đầy đủ vitamin A, D, E, chất sắt, nên ăn thêm trái cây, sữa, đậu - hạt. Hạn chế sử dụng nước uống giải khát có đường, kẹo, kem... ngay trước các buổi học; Không lạm dụng trà, cà phê để thức khuya vì có thể khiến thần kinh bị kích thích.
Bên cạnh dinh dưỡng và vận động, có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để chăm sóc cho não, tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp ôn thi tốt, học tập hiệu quả. Nên chọn các sản phẩm có uy tín và có chứng minh lâm sàng hiệu quả với trí não.
Một điều lưu ý là phụ huynh và các em học sinh không chỉ nên chú trọng chăm sóc não trong mỗi mùa thi mà cần duy trì thường xuyên để các em có thể tiếp thu kiến thức và tư duy tốt ở các bậc học sau này.
Xin cảm ơn PGS!
Bình luận của bạn