Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp
Khi nào bạn nên đi khám tăng nhãn áp?
Tăng huyết áp có gây tăng nhãn áp không?
Người bị tăng nhãn áp có nên tập yoga?
TPCN nào giúp khắc phục tăng nhãn áp?
Tiến sỹ Graham E. Trope - Giáo sư Nhãn khoa tại Đại học Toronto (Canada) trả lời:
Chào bạn!
Nếu bạn có cha mẹ mắc bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Bệnh tăng nhãn áp thường được phát hiện thông qua một cuộc kiểm tra mắt toàn diện. Nhìn chung, những người có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao là:
- Người trên 50 tuổi
- Trong gia đình có người bị tăng nhãn áp
- Người bị cận thị nặng
- Người gốc Phi
Đây là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong số những yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp. Chứng tăng nhãn áp thường phổ biến hơn ở những bệnh nhân có cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh. Ở Bắc Mỹ, những người da đen có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp cao gấp 3 lần so với người da trắng cùng độ tuổi. Những người bị đái tháo đường cũng có nguy cơ bị tăng nhãn áp.
Không có cách nào để phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp. Các loại thảo mộc, vitamtin, thuốc và chế độ ăn uống không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp.
Luyện tập thể dục có thể làm giảm áp lực nội nhãn. Tuy nhiên bạn cần tập những bài tập có cường độ nhẹ, tránh những bài tập có cường độ nặng như cử tạ vì nó có thể làm tăng áp lực nội nhãn. Bạn cũng nên cẩn thận khi chơi các loại nhạc cụ phải dùng hơi thở mạnh và lâu như các loại kèn vì chúng có thể gây tăng nhãn áp.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào có nguy cơ gây tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp không thể dự phòng được nhưng việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bất kỳ loại tăng nhãn áp nào là khám mắt hàng năm. Một số loại xét nghiệm được tiến hành khi khám mắt cũng có thể phát hiện ra bệnh tăng nhãn áp trước khi bệnh gây ra việc mất thị giác.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn