Ngộ độc nắng (Sun poisoning) là gì?
Hạ nhiệt làn da cháy nắng bằng cách tự nhiên
5 sai lầm khiến làn da bị cháy nắng thêm trầm trọng hơn
Video: Điều trị cháy nắng cho trẻ trong mùa Hè
Video: Vì sao chúng ta bị cháy nắng?
Ngộ độc nắng là gì?
Ngộ độc mặt trời hay ngộ độc nắng (Sun poisoning) là một phản ứng trên da xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Đôi khi, ngộ độc nắng còn được gọi là viêm da do ánh sáng (photodermatitis), tình tạng này tuy ít gặp nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và lâu dài nếu không được điều trị đúng cách.
Triệu chứng ngộ độc nắng
Có một số triệu chứng khác nhau liên quan đến ngộ độc nắng. Triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất là phản ứng trên da. Nó dễ bị nhầm với các phản ứng dị ứng khác bởi cũng xuất hiện các triệu chứng như:
Ngứa, phồng rộp da: Da có thể trở nên ngứa ngáy hoặc xuất hiện các vết phồng rộp trên vùng bị ảnh hưởng.
Đau và sưng: Vùng da bị ảnh hưởng có thể đau, xuất hiện các thương tổn eczema. Da cũng có thể đỏ hoặc bị sưng lên.
Da sẫm màu: Trong một số trường hợp, vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên tối màu hơn. Đây được gọi là tăng sắc tố.
Một nhóm các triệu chứng bao gồm: Sốt, buồn nôn, đau đầu - những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với cúm hoặc các bệnh tương tự.
Cấp tính hay mạn tính?
Có những biến đổi cấp tính và mạn tính khi bị ngộ độc nắng. ngộ độc nắng cấp tính là khi các triệu chứng tương đối nhẹ, tạm thời và dễ điều trị. Ngộ độc nắng mạn tính được đặc trưng bởi các triệu chứng nghiêm trọng vẫn tiếp diễn sau thời gian dài. Trong một số trường hợp, nó rất khó để điều trị dứt điểm.
Ngộ độc nắng và cháy nắng
Ngộ độc nắng và cháy nắng có nhiều triệu chứng tương tự nhau nên dễ bị nhầm lẫn:
Cháy nắng
Cháy nắng có thể xảy ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài. Bất cứ ai cũng có thể bị cháy nắng nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không có các biện pháp chống nắng hiệu quả, như: Dùng kem chống nắng, mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, che ô…
Các triệu chứng của cháy nắng bao gồm da đỏ ửng, chạm vào thấy ấm nóng. Da cũng có thể ngứa và bắt đầu bong tróc sau một thời gian.
Vết cháy nắng thường mất dần sau một thời gian. Trong một số trường hợp tiêu cực, cháy nắng có thể kèm theo sốt và buồn nôn.
Ngộ độc nắng
Sự khác biệt chính giữa ngộ độc nắng và cháy nắng đó là: Ngộ độc nắng là một loại phản ứng dị ứng, xảy ra khi da tiếp xúc với tia UV mạnh quá lâu.
Ngộ độc nắng tuy ít xảy ra hơn so với cháy nắng, nhưng chúng thường nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Phát ban, nổi mề đay và phồng rộp da.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu các triệu chứng cháy nắng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài quá lâu, thì đây có thể là do ngộ độc nắng.
Nguyên nhân gây ngộ độc nắng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ngộ độc nắng, mặc dù trong một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh có từ trước khi bị ngộ độc nắng có thể là điều khơi mào. Ví dụ, eczema và lupus có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh sáng, làm tăng nguy cơ ngộ độc nắng. Tương tự như vậy, sử dụng một số thuốc có thể làm tăng độ nhạy của da với ánh nắng. Ngoài ra, một vấn đề di truyền hoặc chế độ ăn uống thiếu chất cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ngộ độc nắng.
Các nhóm có nguy cơ cao bị ngộ độc nắng bao gồm: Những người có màu da sáng, tóc màu sáng, mắt xanh hoặc xanh lá cây. Ngộ độc nắng không phân biệt chủng tộc hay sắc tộc.
Những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị ngộ độc nắng cao.
Bình luận của bạn