Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho con
Tiêm vaccine rubella bao lâu thì mang thai được?
Bùng phát ổ dịch rubella ở Bình Dương
Hơn 14 triệu trẻ được tiêm đủ vaccine Sởi - Rubella an toàn
Tiêm vaccine sởi - rubella: Bé khỏe, mẹ vui!
Trả lời:
Thạc sỹ Nguyễn Xuân Tùng – Trường phòng Quản lý vaccine và xét nghiệm, Cục Y tế Dự phòng, cho biết:
Chào bạn! Vaccine sởi - rubella là vaccine phối hợp để phòng đồng thời sởi và rubella. Đây là vaccine sống, giảm độc lực. Bệnh sởi và rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy tiêm vaccine sởi - rubella là cách duy nhất phòng bệnh chủ động và hiệu quả. Cũng như các vaccine khác, vaccine sởi - rubella không có hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối 100%. Hiệu quả phòng bệnh còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vaccine, loại vaccine, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng trẻ, chất lượng vaccine và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.
Việc tiêm vaccine sởi - rubella tùy thuộc vào tình hình dịch tễ, mô hình bệnh tật của từng vùng địa lý, dân cư để đưa ra chỉ định tiêm hợp lý. Để việc tiêm chủng vaccine đạt hiệu quả, phải tiêm chủng đủ liều và đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Những trẻ cần tiêm vaccine sởi - rubella, trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi chưa tiêm chủng vaccine sởi - rubella lần nào. Trẻ cần được tiêm 2 mũi, mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi, mũi thứ 2 được tiêm nhắc lại sau 2 – 3 năm sau khi đã tiêm mũi thứ nhất; Với những trẻ đã tiêm chủng vaccine sởi - rubella trước 12 tháng tuổi thì vẫn phải tiến hành tiêm chủng lại cho trẻ đúng lịch tiêm chủng của bệnh.
Những trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine sởi - rubella: Trẻ mắc bệnh AIDS, trẻ có phản ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine, trẻ có phản ứng mạnh với liều tiêm chủng trước đó,... những trẻ đã tiêm vaccine sởi, rubella, hay sởi - rubella,... trong vòng một tháng.
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine, bạn cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như trẻ có đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh đặc biệt có các phản ứng phụ với lần tiêm chủng trước... Đồng thời bạn nên hỏi cán bộ y tế về loại vaccine mà bé được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Bạn cần cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra; Tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, dị ứng, nổi mề đay, phát ban...
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn