Vitamin D - khi nào nên bổ sung?
Vitamin D có thể làm giảm mề đay?
Mùa Đông không lo trẻ thiếu vitamin D
Vitamin D và calci "bó tay" với bệnh ung thư ruột kết
Vitamin D: “Đồng minh" của phụ nữ mãn kinh
TS.BS Anthony L. Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bác,
Vitamin D là loại vitamin duy nhất mà cơ thể tự tổng hợp được dưới da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Vì thế, những người làm việc chủ yếu trong nhà hoặc che chắn kỹ khi ra ngoài trời đều có nồng độ vitamin D trong máu ở mức thấp, hay nói cách khác là bị thiếu vitamin D.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị thiếu vitamin D có nguy cơ cao hơn mắc một số bệnh nguy hiểm, bao gồm cả bệnh tim, một số loại bệnh ung thư và các bệnh tự miễn (xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể), so với những người có đủ vitamin D. Nếu bác bị thiếu vitamin D và ít khi phơi nắng thì bổ sung viamin D qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng là một việc làm thiết thực để tăng nồng độ vitamin D trong máu.
Để biết được mình có bị thiếu vitamin D hay không, bác cần xét nghiệm máu tại cơ sở y tế. Phương pháp duy nhất phát hiện thiếu vitamin D là xét nghiệm nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu. Bác nên kiểm tra 25-hydroxyvitamin D trong máu ít nhất mỗi năm một lần vào đầu mùa đông. Nếu đang dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D, bác nên kiểm tra nồng độ vitamin D khoảng ba tháng một lần. Nếu uống vitamin D liều cao (10.000IU/ngày), bác cần kiểm tra lượng calci, phospho và nồng độ hormone tuyến cận giáp 3 tháng/lần vì vitamin D có tác động đến các yếu tố này. Từ kết quả xét nghiệm máu, các bác sỹ sẽ cho bác câu trả lời chính xác là liệu có nên ngừng uống bổ sung vitamin D hay không.
Chúc bác luôn giữ được sức khỏe tốt như bây giờ!
Bình luận của bạn