Hiếu kính với mẹ cha là một trong những đạo lý thiêng liêng trong truyền thống đạo đức của người Việt
Đức Pháp Vương Drukpa thăm chính thức Việt Nam
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa sắp đến Việt Nam
Đệ nhất phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch
Quan điểm của Phật giáo về đồng tính luyến ái
Ý nghĩa và nguồn gốc của lá cờ Phật giáo
Đức Phật ở đâu?
Chuyện xưa kể lại rằng, Dương Phủ - người đời nhà Minh bên Trung Quốc, đỗ tiến sỹ và nổi tiếng là một vị quan thanh liêm. Lúc còn nhỏ, nhà nghèo nhưng ông hết sức cày cấy phụng dưỡng song thân.
Một hôm, nghe nói bên đất Thục có một vị Vô Tế đại sỹ, tức là một nhà tu hành vô cùng đắc đạo, ông bèn thưa với song thần rồi sửa soạn lên đường thụ giáo bậc hiền triết.
Đi được nửa đường, ông gặp một lão tăng, vị này bảo rằng:
- Gặp được bậc Vô Tế không bằng gặp được Phật
Dương Phủ hỏi lại:
- Phật ở đâu?
Vị lão răng nói:
- Nhà người cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy.
Dương Phủ nghe xong liền háo hức quay trở về. Đi dọc đường, ông không gặp ai như thế cả. Đến khuya mới về đến nhà, ông gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra cửa. Dương Phủ ngẩn người nhìn, thì ra đây chính là hình dáng Phật mà vị lão tăng đã chỉ dạy. Ông chợt ngộ ra thâm ý trong lời dạy của lão tăng. Từ đó, ông ở nhà, hết lòng thờ kính mẹ cha, không phải cầu kỳ đi mộ Phật ở đâu xa nữa.
Tu nhà thì tu như thế nào?
Tục ngữ Việt Nam có câu:
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Tu tại gia hay tu nhà có nghĩa là cứ ở tại gia đình của mình mà tu bằng cách sống đúng với bổn phận của mình: Là con thì phải thảo kính và vâng lời cha mẹ; Là vợ chồng thì phải yêu thương và chung thủy với nhau; Là anh chị em thì phải hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách…
Chữ Hiếu cũng là một trong những đạo lý thiêng liêng, cao cả trong truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Trong gia đình, chữ Hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem đến sự an vui, an lạc cho tất cả mọi người.
Hiếu thuận là hành trang cơ bản nhất trên con đường giải thoát
Đối với người tu đạo, hiếu thuận là hành trang cơ bản nhất trên con đường đến với Giác ngộ, giải thoát. Trong kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Đức Thế Tôn dạy rằng:
“Ta trải qua nhiều kiếp tinh tấn đến nay mới thành Phật, toàn là nhờ công ơn của cha mẹ. Vậy nên, người học đạo không thể không tin tấn hiếu thảo cha mẹ”.
Bình luận của bạn